Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 28

26
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Thứ ba,
trong bối cảnh kinh tế hội nhập, việc
sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết như
các hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam hiện nay sẽ
rất khó cạnh tranh. Do vậy, đòi hỏi cần có sự liên
kết giữa các hộ kinh doanh cá thể với nhau thành
các hiệp hội ngành nghề cũng như giữa chính hộ
kinh doanh cá thể với thị trường. Bên cạnh đó,
Chính phủ nên khuyến khích các hộ kinh doanh
cá thể nếu đủ điều kiện thì nên chuyển đổi mô
hình hoạt động với qui mô lớn hơn, các nguồn lực
tài chính cũng phong phú và dồi dào hơn.
Thứ tư,
từ góc độ các hộ kinh doanh cá thể cũng
cần thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống,
nhanh chóng tiếp cận và nâng cao trình độ quản trị
tài chính, mạnh dạn trau dồi và trang bị các công
cụ quản trị tài chính chuyên nghiệp giúp ra các
quyết định đầu tư tốt hơn, đánh giá các rủi ro tiềm
ẩn, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh rõ
ràng, chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường, tiếp
cận với các mô hình tài chính tiên tiến để áp dụng
thành công cho chính các hộ kinh doanh cá thể.
Bỏ qua những rào cản về chính sách pháp luật,
xét trên góc độ tài chính, những biện pháp về huy
động vốn, đổi mới phương pháp quản trị tài chính,
nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cũng như
các nguồn lực khác tại các hộ kinh doanh cá thể
là những yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả
kinh tế của khu vực này.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2012 về đăng ký DN;
3. Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 09/1/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/
NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký DN;
4. ThS. Mai Thị Thanh Xuân, ThS. Đặng Thị Thu Hiền (2013), “Nghiên cứu
phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3 (2013);
5. Đậu Anh Tuấn, “Tổng quan về khu vực kinh tế hộ tại Việt Nam”, VCCI, 2015.
nguồn vốn của các đối tượng này cũng đang đặt
ra nhiều vấn đề. Do tổ chức dưới dạng gia đình
hoặc cá nhân cùng sản xuất kinh doanh nên việc
sử dụng vốn ở các đơn vị này mới chỉ dừng lại ở
kinh nghiệm quản lý cá nhân. Hơn nữa, trình độ
nhận thức hạn chế, thiếu kinh nghiệm về quản lý
điều hành tài chính, chưa quyết đoán trong việc ra
các quyết định đầu tư nên không ít hộ kinh doanh
cá thể đã không sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn huy động được. Tình trạng phá sản, không
thu hồi được vốn, diễn ra khá phổ biến. Các hộ
kinh doanh thường bỏ qua các quy luật của thị
trường, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng,
chưa có kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn
lực tài chính nên gây ra tình trạng lúc thiếu lúc
thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất
kinh doanh.
Tất cả các điểm yếu trên đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển của các hộ kinh doanh cá
thể. Họ không tận dụng được các cơ hội rộng lớn
của thị trường để phát triển.
Một số kiến nghị và đề xuất
Trước thực trạng trên, để phát huy tiềm lực của
thành phần kinh tế cá thể, đóng góp ngày càng
nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi cần
có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đối
tượng này, đặc biệt từ khía cạnh vốn và tài chính.
Theo đó, trong thời gian tới cần chú trọng các giải
pháp cơ bản sau:
Thứ nhất,
Nhà nước cần có cơ chế và chính sách
hỗ trợ cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể. Thực tế
cho thấy, mặc dù đã có cơ chế, chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân,
nhưng mới chỉ tập trung vào các loại hình DN
trong khi chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ
thể đối với hộ kinh doanh cá thể. Bộ máy quản
lý nhà nước ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế,
bất cập, nhất là tình trạng thiếu chuyên nghiệp
của một số cán bộ, công chức nhà nước… khiến
cho hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể gặp
không ít khó khăn, phiền hà.
Thứ hai,
cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn
để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá
thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay. Các chính
sách vay vốn cũng cần phù hợp với ngành nghề
kinh doanh và linh hoạt về thời gian vay cũng
như các tài sản thế chấp. Có như vậy hộ kinh
doanh cá thể mới có cơ hội tiếp cận với nguồn
vốn ưu đãi, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh,
áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả
hoạt động.
38
33
33
33
32
32
7
5
5
5
5
5
9
11
11
11
11
11
32
33
33
33
32
32
15
18
18
18
20
20
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2005
2010
2011
2012
2013
2014
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tế hộ
Kinh tế tư nhân
Kinh tế tập thể
Kinh tế Nhà nước
HÌNH3.TỶ LỆĐÓNGGÓPTRONGGDPCỦAHỘKINHDOANHCÁTHỂ
Nguồn: Báo cáo về hộ kinh doanh của VCCI, 2015
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...122
Powered by FlippingBook