Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 4

2
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
2016), thực hiện được khoảng 112,23 tỷ USD. FDI
thực hiện bình quân mỗi năm từ khi gia nhập
WTO đạt là 11,22 tỷ USD (Bộ Công Thương, 2015).
Xuất, nhập khẩu 10 năm qua đạt được những
kết quả vượt trội nhờ mở rộng thị trường. Nổi
bật, năm 2015, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt
162,4 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007,
tăng 8,1% so với năm 2014, trong đó khu vực FDI
(không kể dầu thô) đạt 111,3 tỷ USD, tăng 18,5%.
Năm 2015 có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2015 mức nhập siêu
được cải thiện hơn và năm 2012 Việt Nam đã có
thặng dư thương mại trên 700 triệu USD, năm 2014
là 2,337 tỷ USD và năm 2015 Việt Nam trở lại nhập
siêu 3,17 tỷ USD, bằng 2% kim ngạch xuất khẩu
(Đặng Thị Thúy Hồng, 2016). Nhập siêu giảm là
một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm
áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế.
Về các mặt xã hội và bảo vệ môi trường, 10
năm qua trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân
số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức
khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường và các hoạt
động văn hóa xã hội khác đều đã đạt được nhiều
kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển
bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân. Việc thực hiện chính sách
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm
an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đã giảm
bớt khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các
đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định
chính trị, xã hội.
Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra
Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam luôn duy
trì được mức tăng trưởng khá cao, bình quân
6,29%/năm nhưng để đạt được mức tăng trưởng
đó, tổng đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao
(30,0% - 46,5%), cao hơn nhiều so với các nước
khác. Điều này, chứng tỏ hiệu quả và chất lượng
tăng trưởng của Việt Nam còn thấp so với các
nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam còn
thấp, đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế. Năm
2011, năng suất lao động bình quân của Việt Nam
theo giá thực tế mới đạt khoảng 2.400 USD/người,
thấp hơn rất nhiều so với mức năng suất lao động
năm 2005 của nhiều nước trong khu vực. Cụ thể,
con số tương ứng lần lượt là Indonesia 2.650
vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng
hoảng nợ công… làm cho tăng trưởng chậm lại và
hiệu quả đầu tư kinh doanh thấp. Giai đoạn 2011-
2015 sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi;
chỉ số phát triển công nghiệp 2015 tăng khoảng
10%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong
cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Cơ cấu trong nội
bộ ngành Công nghiệp đã dần chuyển dịch theo
hướng tích cực. Công nghiệp khai khoáng giảm từ
37,1% năm 2011 xuống khoảng 33,1% năm 2015;
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 50,1% năm
2011 lên 51,5% năm 2015.
Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá ổn
định, trong 10 năm qua mặc dù hai năm 2008, 2009
còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đạt mức bình
quân là 6,75%, cao hơn so với mức tăng trưởng
bình quân chung của nền kinh tế. Năm 2015,
tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng
6,27%. Doanh thu du lịch đạt mức cao khoảng 240
nghìn tỷ đồng năm 2015, dự kiến đạt 260 nghìn tỷ
đồng năm 2016. Du lịch quốc tế đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao, số lượng khách quốc tế đến Việt
Nam năm 2015 đạt 9 triệu lượt so với 4,2 triệu
năm 2007, khách nội địa dự kiến đạt 42 triệu năm
2016. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng phát triển
đa dạng với chất lượng được cải thiện hơn, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và có
sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, trong lĩnh
vực dịch vụ, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là cơ sở
hạ tầng logitisc, chất lượng dịch vụ còn thấp vẫn
là những khó khăn tồn tại lớn hiện nay.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tốc độ
tăng trưởng được duy trì và là nguồn lực quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội trên GDP của 10 năm
(2007-2016) đạt tương ứng là 46,5%, 41,5%, 42,7%,
41,1%, 33,3%, 31,1%, 30,5%, 31,0%, 30,5% cho các
năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,
2015, đạt 31,0% theo kế hoạch năm 2016. Năm
2007, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 532,1 nghìn tỷ đồng
thì đến năm 2016 dự kiến đạt 1.588 nghìn tỷ đồng,
bằng 31,0% GDP. Vốn FDI trong 10 năm (2007-
Năm2007, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 532,1 nghìn
tỷ đồng, đến năm 2016 dự kiến đạt 1.588
nghìn tỷ đồng, bằng 31% GDP. Vốn FDI trong
10 năm 2007-2016 thực hiện khoảng 112,23
tỷ USD; FDI thực hiện bình quân mỗi năm đạt
11,22 tỷ USD.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...122
Powered by FlippingBook