Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 40

38
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Với việc cải cách mở cửa hội nhập, hệ thống
dịch vụ kế toán, kiểm toán đã có sự phát triển sớm
và nhanh. Thống kê sơ bộ cho thấy đến nay, Việt
Nam có hơn 140 tổ chức làm dịch vụ kiểm toán và
hơn 100 tổ chức làm dịch vụ kế toán với khoảng
2.000 kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, hiện lực lượng kế toán, kiểm toán viên
của Việt Nam khá mỏng, ước tính mới có khoảng
5.000 người, chỉ chiếm 2% trong tổng lực lượng
của 10 quốc gia ASEAN. Số ít trong đó làm cho
hãng nước ngoài có lương tháng từ vài chục tới
cả trăm triệu đồng, trong khi phần còn chỉ hơn
10 triệu đồng, tức chỉ bằng 1/5 - 1/10 so với đồng
nghiệp trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, đội
ngũ kế toán viên - kiểm toán viên Việt Nam có
chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế chỉ chiếm
khoảng 3% trong tổng số những người hành nghề
trong khối ASEAN.
Với việc mở cửa hội nhập của nền kinh tế nói
chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng,
từ những năm 1994 các tổ chức kế toán, kiểm toán
hàng đầu quốc tế đã vào hoạt động ở Việt Nam.
Các tổ chức này không chỉ thực hiện dịch vụ của
mình tại Việt Nam mà còn làm đường dẫn cho
những thông lệ cũng như phương cách tổ chức
quản lý dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
Cơ hội và thách thức
Việt Nam đã chính thức tham gia TPP và AEC,
đây chính là cơ hội và thách thức to lớn cho lĩnh
vực kế toán, kiểm toán của nước ta, cụ thể:
Về cơ hội
Một là,
hội nhập đã làm thay đổi tích cực về mặt
thể chế, hệ thống pháp lý, pháp luật chuẩn mực,
đáp ứng tốt các yêu cầu khi các tổ chức quốc tế vào
Việt Nam. Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập kinh
tế sâu rộng với khu vực và thế giới nói chung và
lĩnh vực kế toán kiểm toán nói riêng, trong những
năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện
hệ thống pháp luật với những quy định ngày càng
tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Những nỗ lực của
Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của các tổ
chức quốc tế, phần nào được thể hiện qua việc hiện
nay ngày càng nhiều hãng kế toán, kiểm toán lớn
đang hiện diện tại Việt Nam, trong đó có cả nhóm
“big four”.
Hai là,
việc gia nhập TPP và AEC giúp đa dạng
hóa lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán,
giúp Việt Nam tăng cường hội nhập với khu vực
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Hiện nay, Việt
Nam hiện đã ký kết Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
việc lưu trữ, chuyển phát và tra cứu. Việt Nam sẽ
chính thức áp dụng loại chứng từ công nghệ này
kể từ ngày 01/01/2017 khi Luật Kế toán 2015 có
hiệu lực. Ngoài ra, Luật cũng quy định cụ thể các
hình thức đề DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước
ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh lĩnh vực
này tại thị trường Việt Nam như sau: Góp vốn với
DN kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập
và hoạt động tại Việt Nam để thành lập DN kinh
doanh dịch vụ kế toán; Thành lập chi nhánh DN
kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài; Cung cấp
dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, đến nay Việt Nam cũng đã ban hành bao
gồm 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), được
xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS) theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền
kinh tế và tình hình các DN tại Việt Nam…
Ngoài việc tiếp thu các thông lệ và chuẩn mực
quốc tế trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp lý, Việt Nam cũng đã tích cực hợp tác
với nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế. Mới
đây, Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận thừa nhận
lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trongASEAN
(MRA). Thỏa thuận này phù hợp với các quy định
hiện hành về việc hành nghề kế toán, kiểm toán tại
Việt Nam. Tham gia Thỏa thuận, Việt Nam có một
số cơ hội như: Tăng cường hội nhập với khu vực
về lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Tạo điều kiện thuận
lợi cho người Việt Nam (có Chứng chỉ Kế toán viên
chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN) được sang làm
việc tại các nước khác trong khu vực và học hỏi kinh
nghiệm tốt từ các quốc gia có bề dày phát triển trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Đa dạng hóa đối tượng
tham gia hoạt động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam
(bao gồm cả những người nước ngoài có chứng chỉ
Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN).
Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, thỏa thuận này
không làm ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dịch
vụ kế toán, kiểm toán trong nước. Bởi vì người nước
ngoài có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu
chuẩn ASEAN chỉ được làm việc trong các DN kế
toán, kiểm toán, không được hành nghề độc lập với
tư cách cá nhân. Nếu muốn trở thành kiểm toán viên
hành nghề và ký báo cáo kiểm toán cần đáp ứng đủ
các quy định trong nước hiện hành (gồm quy định
về Chứng chỉ Kiểm toán viên, cập nhật kiến thức,
đăng ký với cơ quan có thẩm quyền…). Tương tự,
người Việt Nam có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên
nghiệp tiêu chuẩn ASEAN muốn sang nước khác
trong khu vực ASEAN để hành nghề cũng phải có
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
nước đó.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...122
Powered by FlippingBook