Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
43
- Nguyên tắc hoạt động liên tục:
Kế toán TSCĐ
hữu hình dựa trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên
tục được thể hiện qua việc ghi nhận giá trị của tài
sản và việc tính khấu hao TSCĐ. Trong trường
hợp DN không thể tiếp tục hoạt động liên tục
được thì báo cáo tài chính phải được lập theo một
thể thức đặc biệt, trong đó tài sản được ghi nhận
theo giá trị thực hiện thuần túy và các khoản nợ
phải trả có thể phải được tái phân loại về kỳ hạn.
Nguyên tắc này làm cơ sở tính hao mòn để phân
bổ giá trị TSCĐ vào các chi phí hoạt động của DN
theo thời gian hoạt động của nó. Trường hợp mua
bán, giải thể, sát nhập thì nguyên tắc hoạt động
liên tục sẽ không được vận dụng vào việc lập báo
cáo tài chính.
- Nguyên tắc giá gốc:
TSCĐ hữu hình phải được
ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền
đã trả, phải trả hoặc theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá
gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có
quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Kế toán TSCĐ hữu hình dựa trên nguyên tắc giá
gốc được thể hiện thông qua việc ghi nhận nguyên
giá tài sản.
Nguyên tắc giá gốc thực chất được quy định
dựa trên nền tảng nguyên tắc hoạt động liên tục.
Với giả định DN hoạt động liên tục, trên báo cáo
tài chính, giá trị các chỉ tiêu về tài sản được phản
ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không
phải giá tại thời điểm xác định giá tài sản tính
theo giá thị trường. Ví dụ, nguyên giá TSCĐ hữu
C
huẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là
những quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc kế toán cơ bản nhằm phản ánh và trình
bày các yếu tố của báo cáo tài chính tại doanh
nghiệp (DN) một cách thống nhất, trung thực,
khách quan và đầy đủ. Tài sản cố định (TSCĐ)
hữu hình là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật
chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh,
đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển mạnh mẽ, TSCĐ thể hiện trình độ
công nghệ, năng lực sản xuất và thế mạnh của
DN. Để đảm bảo việc phản ánh đầy đủ, chính xác
và khách quan về thông tin kế toán TSCĐ hữu
hình, kế toán trong DN cần tôn trọng các nguyên
tắc theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam như sau:
Theo VAS 01- chuẩn mực chung
VAS 01 đưa ra 07 nguyên tắc kế toán chung,
gồm: Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc,
phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. Kế
toán TSCĐ hữu hình phải tuân thủ đầy đủ 07
nguyên tắc kế toán chung, trong đó đặc biệt chịu
sự điều chỉnh của các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
Nguyên tắc này quy
định mọi giao dịch kinh tế phải được ghi nhận vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm
thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản tương đương
tiền. Với kế toán TSCĐ hữu hình, việc tuân thủ
nguyên tắc cơ sở dồn tích thể hiện ở thời điểm ghi
nhận tài sản. Điều này được hiểu rằng mọi giao
dịch kinh tế liên quan đến TSCĐ được ghi nhận
tại thời điểm tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
NHỮNGNGUYÊNTẮC CƠBẢN CỦA KẾ TOÁNTÀI SẢN
CỐĐỊNHHỮUHÌNHTHEO CHUẨNMỰC KẾ TOÁNVIỆT NAM
ThS. GIANG THỊ TRANG
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tài sản cố định hữu hình là yếu tố quan trọng để tạo
nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đây là một trong những bộ phận cơ bản
tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và là bộ phận quan trọng của quá trình sản
xuất; là điều kiện cần thiết để giảm hao phí sức lao động của con người, nâng cao năng
suất lao động…
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...122
Powered by FlippingBook