Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 46

44
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
khi thực hiện cổ phần hoá DN Nhà nước và các
trường hợp khác theo quy định (ví dụ, khi chuyển
đổi hình thức sở hữu DN). Giá trị tài sản được
xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy
định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất
xác định, chênh lệch đánh giá lại tài sản được bổ
sung hoặc ghi giảm nguồn vốn kinh doanh.
Theo VAS 06 – Thuê tài sản
Chuẩn mực quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và
bên cho thuê tài sản. Chuẩn mực chia thuê tài sản
thành hai trường hợp: Thuê tài chính và thuê hoạt
động. Mỗi hình thức thuê tài sản khác nhau sẽ
có quy định khác nhau giữa bên thuê và bên cho
thuê. Với kế toán TSCĐ hữu hình trong DN, hình
thức thuê có ảnh hưởng hơn cả tới hoạt động kinh
doanh là hình thức thuê tài chính.
Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê
có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Theo
chuẩn mực quy định, việc trích lập khấu hao tài
sản sẽ được thực hiện bởi bên đi thuê; tính, trích
khấu hao tài sản đi thuê vào chi phí hoạt động sản
xuất kinh doanh trên cơ sở áp dụng chính sách
khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao tài
sản cùng loại thuộc sở hữu của DN đi thuê. Việc
trích khấu hao tài sản của bên đi thuê là để phù
hợp với việc ghi nhận doanh thu do phần lớn rủi
ro và lợi ích kinh tế có được từ việc sử dụng tài
sản do DN đi thuê nắm giữ...
Tựu chung có thể khẳng định rằng, bất kể DN
hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề hay quốc
gia nào cũng phải đầu tư và sử dụng một số TSCĐ
nhất định. Khi các DN tuân thủ chuẩn mực kế
toán sẽ tạo thành “ngôn ngữ kinh doanh chung”
trong việc thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính của các DN. Việc tôn
trọng các nguyên tắc theo các chuẩn mực kế toán
sẽ giúp người sử dụng thông tin kế toán tìm được
sự thống nhất và nhất quán trong quá trình thực
hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và trình
bày báo cáo tài chính.
hình mua ngoài được DN xác định dựa vào nguồn
hình thành tài sản. Nguyên giá = giá mua trên hóa
đơn + thuế phải nộp trong khâu mua (không được
khấu trừ hay hoàn lại) + chi phí lắp đặt, chạy thử
+ chiết khấu giảm giá (nếu có).
- Nguyên tắc phù hợp:
Với kế toán TSCĐ hữu
hình, nguyên tắc phù hợp tri phối công tác trích
khấu hao tài sản. Khấu hao TSCĐ là biện pháp
chủ quan của DN nhằm xác định giá trị đã hao
mòn của TSCĐ để ghi nhận vào chi phí sản xuất
kinh doanh với mục đích thu hồi vốn đầu tư tài
sản. Để tính khấu hao TSCĐ hữu hình cần phải
xác định được các yếu tố: Giá trị TSCĐ cần khấu
hao, thời gian sử dụng và phương pháp tính khấu
hao. DN phải xác định phương pháp khấu hao
phù hợp cho từng loại TSCĐ sao cho phù hợp với
lợi ích và tài sản đó đem lại.
- Nhất quán:
Với kế toán TSCĐ hữu hình,
nguyên tắc nhất quán được thể hiện ở phương
pháp trích khấu hao tài sản. Việc lựa chọn phương
pháp khấu hao TSCĐ hữu hình cũng phụ thuộc
vào quy định của Nhà nước, khả năng sử dụng,
trình độ quản lý, sức mạnh tài chính và chiến lược
phát triển của DN. Theo đó, việc áp dụng phương
pháp khấu hao cụ thể phải được tiến hành trong
khoảng thời gian tuân thủ đúng nguyên tắc nhất
quán trong kế toán.
Theo VAS 03 - Tài sản cố định hữu hình
Đây là chuẩn mực kế toán điều chỉnh trực tiếp
tới đối tượng kế toán TSCĐ hữu hình trong DN.
Nhìn chung VAS 03 tôn trọng các quy định tại
VAS 01, điểm nổi bật là việc ghi nhận giá trị của
TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc giá gốc. Hệ quả
của việc ghi nhận theo giá gốc là trong quá trình
nắm giữ tài sản và nợ phải trả kế toán không ghi
nhận sự biến động về giá thị trường, giá trị hợp
lý... của tài sản. Đối với các tài sản dài hạn mà giá
trị có sự suy giảm trong quá trình sử dụng thì kế
toán ghi nhận giá gốc đồng thời ghi nhận sự phân
bổ giá gốc một cách có hệ thống trong thời gian
sử dụng của tài sản. Như vậy, tài sản được trình
bày trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu:
Giá gốc (nguyên giá), giá trị khấu hao lũy kế và
giá trị còn lại.
VAS 03 được xây dựng trên cơ sở áp dụng mô
hình giá gốc. Tuy nhiên, trong phương pháp định
giá TSCĐ, cũng từng bước được áp dụng theo
phương pháp giá trị hợp lý, ví dụ trong trường
hợp đánh giá lại TSCĐ hữu hình tại thời điểm báo
cáo. Cụ thể: Trường hợp tiến hành đánh giá khi có
quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản,
Để đảmbảo việc phản ánh đầy đủ, chính xác và
khách quan về thông tin kế toán tài sản cố định
hữu hình, kế toán trong doanh nghiệp cần tôn
trọng những nguyên tắc theo các chuẩn mực
kế toán Việt Nam như: VAS 01- chuẩn mực
chung; VAS 03- Tài sản cố định hữu hình; VAS
06 – Thuê tài sản.
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...122
Powered by FlippingBook