Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
3
khắc phục những mặt trái của cơ chế “một cửa”,
đổi mới bộ máy hành chính nhà nước cương quyết
và hiệu quả. Tăng cường và nâng cao hiệu quả
công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, làm minh
bạch, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
Thứ hai,
sớm xây dựng chiến lược phát triển
các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng giai đoạn đến
2020 và tầm nhìn 2030, trong đó, vấn đề cốt lõi
là tái cơ cấu các DN, các loại dịch vụ cơ sở hạ
tầng theo hướng tập trung những dịch vụ có tiềm
năng, lợi thế, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao và
phát triển logistics xanh, nhằm tận dụng hiệu quả
các cơ hội mang lại từ hội nhập.
Thứ ba,
nhanh chóng đầu tư phát triển hệ thống
logistics của Việt Nam, bao gồm: Cơ sở hạ tầng
logistics, thể chế pháp luật về phát triển dịch vụ
logistics, phát triển các DN cung ứng và sử dụng
dịch vụ logistics… nhằm đẩy nhanh quá trình đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, thúc
đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thứ tư,
nâng mức đầu tư cho khoa học công
nghệ (1-2% GDP) để Việt Nam sớm có những đột
phá về khoa học công nghệ, tạo ra những mặt
hàng, những sản phẩm kỹ thuật cao trong các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị cao cho
xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ năm,
cùng với việc đổi mới thế chế, hoàn
thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cần có các biện pháp
để chuyển dần từ gia công sang sản xuất, xuất
khẩu, giảm và tiến tới hạn chế mức thấp nhất xuất
khẩu sản phẩm thô, khoáng sản; tăng xuất khẩu
sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công
nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ
năm 2015 và triển khai năm 2016 của Ngành Công Thương;
2. Chính phủ (2015a), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, số 526/BC-CP 17/10/2015;
3. Chính phủ (2015b), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-
2020), tháng 10/2015 (dự thảo).
USD, Philipines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD,
Singapore 48.162 USD, Brunei 51.500 USD, Nhật
Bản 70.237 USD, Trung Quốc 2.869USD, Malaysia
12.571USD, Hàn Quốc 33.237USD… Năm 2012
năng suất lao động xã hội (GDP/LĐ), giá hiện
hành đạt 63,11 triệu đồng; năm 2013: 68,65 triệu,
năm 2014: 74,66 triệu và năm 2015 đạt khoảng
83,81 triệu đồng, còn thấp hơn nhiều lần so với
các nước trong khu vực.
Trong công nghiệp, ngành khai thác, gia công
vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc sử dụng công nghệ
tiên tiến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và
chất xám cao còn rất thấp làm cho trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt tỷ
trọng giá trị gia tăng thấp.
Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu
nhưng tỷ lệ hàng nông sản qua chế biến còn
thấp; đặc biệt nhiều loại giống cây trồng, vật
nuôi còn phụ thuộc vào nhập khẩu đến 80% dẫn
đến hạn chế sức cạnh tranh của hàng nông sản
Việt Nam trên thị trường. Việc đưa tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn
chậm, chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp
còn nhiều bất cập…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua còn
chậm, tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp;
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP
năm 2015 của Việt Nam ước thực hiện tương ứng
mới đạt 17,5%; 38,2% và 44,4%. So sánh với nhiều
nước trong khu vực thì cơ cấu kinh tế nước ta
chuyển dịch còn chậm, nông, lâm và ngư nghiệp
còn cao, khu vực dịch vụ kém phát triển, chiếm tỷ
trọng còn quá khiêm tốn.
Sau 10 năm gia nhập WTO, mức thâm hụt
thương mại Việt Nam tuy được cải thiện nhưng tỷ
trọng của thâm hụt thương mại trên GDP và trên
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn
cao. Điều này chứng tỏ, các nước đã tận dụng tốt
cơ hội trong hội nhập WTO để đưa hàng hóa vào
Việt Nam ngày càng nhiều, trong khi Việt Nam lại
chưa tận dụng tốt cơ hội từ WTO mang lại.
Tóm lại, sau 10 năm hội nhập WTO, nền kinh
tế Việt Nam có những bước phát triển đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn này chưa được cải thiện nhiều,
dẫn đến hiệu quả thấp, tăng trưởng kinh tế phát
triển thiếu bền vững, nhiều vấn đề xã hội, môi
trường chưa được giải quyết hiệu quả. Vì vậy, cần
phải có những cải cách đột phá, tập trung vào một
số vấn đề sau:
Thứ nhất,
tiếp tục cải cách hành chính triệt để,
Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam duy trì
được mức tăng trưởng khá cao, bình quân
6,29%/năm nhưng để đạt được mức tăng
trưởng đó, tổng đầu tư cho phát triển luôn
ở mức cao (30,0% - 46,5%), cao hơn nhiều so
với các nước khác.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...122
Powered by FlippingBook