Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 55

53
hàng, cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn
từ các nhà đầu tư.
- Lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA là chỉ số đo lường khả năng các NHTM
quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra
lợi nhuận.
ROA được tính theo công thức:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận
từ việc sử dụng hiệu quả tài sản của ngân hàng
thông qua cơ cấu danh mục tài sản của ngân hàng.
Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
Sau khi thu thập dữ liệu, trên cơ sở tiếp thu
nghiên cứu của Fredrick Mwaura Mwangi (2014) và
Ali Sulieman Alshatti (2015), cùng với những điều
kiện về thời gian và số liệu thu thập được, tác giả sử
dụng mô hình hồi quy có dạng tổng quát như sau:
Y=β0+β1X1+β2X2+β3X3 +β4X4+β5X5+β6GGDPt
+ β7INFt + β8INRt + β9UNRt + β10EXRt +εit
Trong đó:
Y là hai biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận
của Ngân hàng: ROA (Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản) và ROE (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu)
X1 đến X5 là các biến nội tại ngân hàng:
X1: Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (LR).
X2: Chất lượng tài sản (AQ) = Nợ xấu/ (Tổng nợ
+ Tài sản thanh khoản.
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
Quản trị thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro tồn tại xuyên
suốt và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác nhau
của ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng (Zaphaniah
Akunga Maaka, 2013).
• Lý thuyết quản trị thanh khoản:
Lý thuyết này cho rằng, không cần phải thực
hiện theo các tiêu chuẩn về thanh khoản trước đây
như duy trì tài sản thanh khoản, đầu tư vào tài sản
có tính thanh khoản… hoặc các ngân hàng tập trung
vào các khoản bên nợ của bảng cân đối. Theo lý
thuyết này, các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu
thanh khoản bằng cách vay mượn trong thị trường
tiền tệ và vốn. Đóng góp cơ bản của lý thuyết này là
xem xét cả hai bên của bảng cân đối của ngân hàng
là nguồn thanh khoản (Emmanuel, 1997).
• Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng:
Lợi nhuận ngân hàng là khả năng của ngân hàng
tạo ra doanh thu vượt quá chi phí, liên quan đến
vốn của ngân hàng. Để xác định lợi nhuận thông
thường sử dụng các chỉ số sau đây (Taha, 1999):
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE được tính theo công thức:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn chủ sở hữu
ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốn
chủ sở hữu, đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ
sở hữu, phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận
từ một đồng vốn mà nhà đầu tư đầu tư vào ngân
TÁC ĐỘNGTỪQUẢNTRỊ THANHKHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN
CỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
TS. LÊ TẤN PHƯỚC
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Cùng với xu hướng hội nhập, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại bền vững và hiệu
quả là yêu cầu tất yếu với mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận
càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Rủi ro thanh khoản không những ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng. Nhằm đảm bảo
hoạt động ngân hàng thương mại ổn định, việc nghiên cứu tác động của quản trị thanh
khoản có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận là việc làm thiết yếu.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...122
Powered by FlippingBook