Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 56

54
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
X5: Tỷ lệ vốn (CR)
Nghiên cứu của Tabari và cộng sự, Mohammad
Ahmadi and Ma’someh Emami (2013) và Ali
Sulieman Alshatti (2015) đã đưa ra cách xác định
tỷ số này bằng cách, lấy vốn tự có chia cho tổng tài
sản; đồng thời, sử dụng tỷ số này đại diện cho rủi ro
thanh khoản trong mô hình hồi quy nghiên cứu tác
động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Các biến vĩ mô:
Tăng trưởng GDP (GGDP): Tác giả sư dung biên
tăng trưởng GDP để kiểm soát cho các chu kỳ kinh
tế vĩ mô. Trong thời kỳ kinh tế tăng trương tốt, ngân
hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn, nhưng trong thơi
ky suy thoái, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
sẽ suy giảm.
Lạm phát (INF): Mối quan hệ giữa lạm phát và
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có thể có tác
động hỗn hợp. Lạm phát có thể giảm giá trị thực
của lợi nhuận hoặc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó
giúp ngân hàng có nhiều lợi nhuận hơn.
Lãi suất danh nghia (INR): Lãi suất có tác động
trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc tăng
lãi suất dẫn tới gia tăng gánh nặng nợ, làm suy
yếu khả năng tra nơ của khách hàng vay. Điều
này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
Tỷ lệ thất nghiệp (UNR): Tỷ lệ thất nghiệp tăng
gây ra sự suy giảm trong tiêu dùng tư đo giam khả
năng tạo ra tiền mặt. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm
giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Tỷ giá (EXR) : Sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái có
thể có những tác động hỗn hợp đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thông qua các giao
dịch có liên quan đến ngoại tệ.
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nội bộ ngân hàng được truy suât tư
Bankscope va từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của
27 NHTM Viêt Nam tư năm 2005 đên năm 2014.
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 27 NHTM, với tổng
tài sản chiếm trên 75% tổng tài sản NHTM tại Việt
Nam. Vì vậy, mẫu dữ liệu đảm bảo tính đại diện
cho các NHTM Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô được lấy từ
ADB Indicators tư năm 2005 đên năm 2014.
Kết quả mô hình
Thống kê mô tả
Khái quát sơ bộ các thông số cơ bản của dữ liệu
nghiên cứu, qua đó cho thấy có sự phân tán giữa các
quan sát trong mẫu được thể hiện qua giá trị trung
X3: Cho vay/Tổng tài sản (CTA).
X4: Tỷ lệ đầu tư (IR) = Dư nợ cho vay ròng/Tổng
huy động.
X5: Tỷ lệ vốn (CR) = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
GGDPt, INFt, INRt, UNRt, EXRt: là các biến kinh
tế vĩ mô.
β: hệ số hồi quy và ε,t: Sai số.
Mô hình viết lại như sau:
ROAit=β0+β1 LRit+β2 AQit+β3CTAit +β4IRit+
β5CRit+ β6GGDPt + β7INFt + β8INRt + β9UNRt +
β10EXRt + εit
ROEit=β0+β1 LRit+β2 AQit+β3CTAit +β4IRit+
β5CRit+β6GGDPt + β7INFt + β8INRt + β9UNRt +
β10EXRt +εit
Mô tả các biến độc lập như sau:
Các biến nội tại ngân hàng:
X1: Tỷ số tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (LR).
Berger (1995) tính toán rủi ro thanh khoản của
ngân hàng thông qua tỷ số tài sản thanh khoản trên
tổng tài sản. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng, rủi ro thanh khoản được đo lường thông qua
tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản: Degger
Alper và Adem Anbar (2011), Fredrick Mwaura
Mwangi (2014),Ali Sulieman Alshatti (2015), Vodova
(2011). Tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản
cũng là một trong những chỉ số lành mạnh tài chính
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được nhiều nước đang áp
dụng, đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng
cho biết, khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt theo
ước tính và bất thường của khách hàng.
X2: Chất lượng tài sản (AQ)
Theo Fredrick Mwaura Mwangi (2014), chất
lượng tài sản được đánh giá bằng tỷ số nợ xấu trên
tổng nợ và tài sản thanh khoản. Trong mô hình
nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Fredrick
Mwaura Mwangi (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu chất
lượng tài sản là đại diện cho rủi ro thanh khoản.
X3: Cho vay/Tổng tài sản (CTA)
Nghiên cứu của Ali SuliemanAlshatti (2015) đã sử
dụng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản như là một yếu
tố đại diện cho rủi ro thanh khoản trong mô hình hồi
quy tuyến tính về tác động của rủi ro thanh khoản
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
X4: Tổng các khoản cho vay/ Tổng tiền gửi(IR).
Đây còn được gọi là tỷ lệ cấp tín dụng so với tổng
nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này được sử dụng để
đánh giá rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu của
Qin, Xuezhi và Dickson Pastory (2012) hay trong
mô hình đo lường tác động của rủi ro thanh khoản
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Saleh Taher
Alzorqan (2014).
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...122
Powered by FlippingBook