Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
69
cấp nghề, sơ cấp và ngắn hạn với khoảng 54 nghề.
5 năm qua, toàn Tỉnh đã dạy nghề cho 16.990
LĐNT. Trong đó, học nghề phi nông nghiệp có
12.399 người, nghề nông nghiệp là 4.591 người.
82% số lao động sau khi học nghề có việc làm; 4.166
lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ… Đề án đã góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, chuyển dịch cơ cấu lao động và hiệu quả điều
hành hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, sản xuất
- kinh doanh của doanh nghiệp… Năm 2015, Đề án
1956 tiếp tục được triển khai với số lượng đào tạo
khoảng 3.600 người. Trong đó, nghề nông nghiệp
là 1,6 nghìn người; nghề phi nông nghiệp khoảng 2
nghìn người và khoảng 1,2 nghìn cán bộ, công chức
xã được đào tạo, bồi dưỡng.
Các cơ sở đào tạo nghề tỉnh Hưng Yên đã dạy
nghề cho gần 17 nghìn người; trong đó, nghề phi
nông nghiệp chiếm khoảng 73%, nghề nông nghiệp
27%. Công tác dạy nghề ở Hưng Yên đã có những
bước đổi mới về cả phương thức và nội dung phù
hợp với trình độ dân trí và điều kiện phát triển của
từng vùng. Nhiều cơ sở đào tạo nghề phát huy thế
mạnh trong từng lĩnh vực đào tạo đã mở các lớp
đào tạo nghề tại các thôn, xóm, với các ngành nghề
phù hợp, thu hút được nhiều học viên tham gia; tỷ
lệ học viên sau khi được dạy nghề có việc làm đạt
khoảng 85%.
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động dạy
nghề ở Hưng Yên vẫn còn nhiều bất cập. Điều đáng
nói là, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thực
sự hiểu, coi trọng công tác đào tạo nghề, dẫn đến
đầu tư cho công tác dạy nghề chưa đúng mức, đúng
tầm; nguồn kinh phí còn thiếu, vốn đầu tư phân bổ
Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động
nông nghiệp
Trong những năm qua tỉnh Hưng Yên đã có
nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để chuyển dịch
cơ cấu lao động phù hợp, trong đó rất chú trọng
đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp và
nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn (LĐNT).
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020;
Thông báo số 909-TB/TU ngày 14/6/2010 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về đề án dạy nghề
cho LĐNT của Tỉnh đến năm 2020 và sau khi tổng
kết đánh giá công tác dạy nghề cho LĐNT giai đoạn
2006 - 2010, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt
đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020. Tỉnh đã
thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động
của Ban chỉ đạo và phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí,
danh mục nghề đào tạo cho LĐNT theo Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ. Đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm
2020 của tỉnh, đã chỉ ra mục tiêu chung và mục
tiêu cụ thể.
Sau 5 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg,
Tỉnh đã xây dựng kế hoạch dạy nghề của tỉnh giai
đoạn 2011 – 2015, bổ sung chức năng dạy nghề cho
9 trung tâm giáo dục thường xuyên thường xuyên,
trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp các
huyện, đưa mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn Tỉnh lên
41 đơn vị. Tỉnh đã thực hiện việc đào tạo chính quy
và đào tạo thường xuyên theo chương trình của Bộ
LĐTBXH và của Tỉnh ở 3 cấp: cao đẳng nghề, trung
CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU LAOĐỘNGNÔNGNGHIỆP
TẠI TỈNHHƯNGYÊN
TƯỜNG MẠNH DŨNG
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hưng Yên khiến nhu cầu chuyển dịch cơ cấu
lao động ngày càng tăng. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp được coi là xu hướng
tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...122
Powered by FlippingBook