Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 83

81
Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm (2009 – 2013),
trục lợi bảo hiểm tài sản và thương tật gây ra
thiệt hại lên tới khoảng 32 tỷ USD. Theo Cục
Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), trục lợi bảo hiểm
liên quan đến chăm sóc sức khỏe cả Công và Tư
lên tới khoảng 3-10% chi phí chăm sóc sức khỏe
(Insurance Information Institute, 2016).
Anh:
Theo Báo cáo Trục lợi năm 2013 (Annual
Fraud Indicator 2013) của Ủy ban chống Trục lợi
Quốc gia của Anh (National Fraud Authority)
thiệt hại do trục lợi bảo hiểm hàng năm lên tới
2,1 tỷ bảng trong đó chỉ có 392 triệu bảng là xác
định được ước tính 1,7 tỷ Bảng là dạng trục lợi
mà không chứng minh được. Thụy Điển: Năm
2011, các chuyên gia chống trục lợi Thụy Điển
đã tiến hành thẩm định 6.200 hồ sơ khiếu nại đòi
bồi thường và đã xác định được khoảng 40 triệu
Euro trục lợi bảo hiểm.
Pháp:
Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm
Pháp (FFSA) cho biết năm 2011 đã xác định
35.042 khiếu nại là trục lợi và đã có khoảng 168
triệu Euro đã bị chi trả cho các đối tượng trục lợi
bảo hiểm.
Đức:
Hiệp hội Bảo hiểm Đức (GDV) ước tính
hàng năm ngành Bảo hiểm nước này có thể đã
mất khoảng 4 tỷ Euro cho các đối tượng trục lợi
(Insurance Europe, 2013).
Để khắc phục tình trạng trục lợi bảo hiểm, các
nước nói trên đã đưa ra những giải pháp, cụ thể
như sau:
KINHNGHIỆMPHÒNGNGỪAGIANLẬNTRỤC LỢI BẢOHIỂM
ỞMỘT SỐNƯỚC
TS. TRẦN SĨ LÂM
- Đại học Ngoại thương
Những năm gần đây vấn đề gian lận tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm, cụ thể là trục lợi
bảo hiểm đang tăng lên nhanh chóng. Phát hiện và hạn chế trục lợi bảo hiểm là ưu tiên
hàng đầu đối với ngành Bảo hiểm Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới đã rất thành công
trong việc hạn chế trục lợi bảo hiểm. Ngành Bảo hiểm Việt Nam cần tham khảo kinh
nghiệm của những nước này để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả hơn đối với vấn đề này.
Vấn đề trục lợi bảo hiểm tại một số nước
Ngành Bảo hiểm là một ngành Tài chính đặc
thù, đóng vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế
và xã hội đối với một quốc gia. Cùng với sự phát
triển về kinh tế và xã hội ngành Bảo hiểm ngày
càng phát triển và chiếm tỷ trọng GDP ngày càng
lớn. Hiện nay, tại các nước phát triển về kinh tế
và xã hội ngành Bảo hiểm chiếm đến 8-10% GDP.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành Bảo
hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cũng
lại phải đối mặt với tình trạng trục lợi bảo hiểm
(insurance fraud) ngày càng tinh vi và phức tạp.
Trục lợi bảo hiểm được coi là hiện tượng gian lận
tài chính trong các giao dịch bảo hiểm. Theo Thông
tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: “Trục lợi bảo
hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân
nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi
thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết
khiếu nại bảo hiểm”. (Bộ Tài chính, 2004)
Trục lợi bảo hiểm là loại hình gian lận tài
chính gây ra thiệt hại lâu dài và sâu sắc cả về
kinh tế và xã hội. Chính vì vậy ngăn ngừa và hạn
chế loại hình gian lận này luôn là vấn đề quan
tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm các nước trên
thế giới cũng như tại Việt Nam.
Mỹ:
Theo Báo cáo của Học viện Thông tin Bảo
hiểm, khoảng 10% khiếu nại tổn thất trong lĩnh
vực bảo hiểm tài sản và thương tật là gian lận.
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...122
Powered by FlippingBook