Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 86

84
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
chậm lại nhưng đi kèm với tái cơ cấu sẽ giúp gia tăng
tính bền vững và chất lượng của tăng trưởng. Điều
này cũng sẽ tác động tích cực tới việc kiểm soát lạm
phát ở những nước có nhập khẩu lớn từ Trung Quốc
như Việt Nam.
Những tác động tiêu cực:
Kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng chậm lại trước hết có thể tác động đến cán
cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc theo hướng
giảm xuất khẩu của Việt Nam và tăng nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Xét theo chiều xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc, hiện Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 4 của Việt Nam, vì vậy khi nền kinh tế Trung
Quốc tăng trưởng chậm lại, cầu tiêu dùng của nước
này bị tác động, kéo theo nhu cầu nhập khẩu của
Trung Quốc từ Việt Nam giảm. Hơn nữa, khi tổng cầu
suy yếu, năng lực sản xuất của Trung Quốc dư thừa và
nước này sẽ tìm cách để bảo hộ thị trường nội địa trước
hàng nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ
Việt Nam. Việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung
Quốc, đã tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu
của những quốc gia có cơ cấu hàng xuất khẩu tương
đồng với Trung Quốc như Việt Nam.
Theo đó, những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt
Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản,
khoáng sảnvà các loại nguyên liệukhác cũng sẽ là những
đối tượng bị ảnh hưởng trước tiên, nếu TrungQuốc thực
thi chính sách bảo hộ nội địa. Trong quan hệ thươngmại
với Trung Quốc, Việt Nam luôn nhập siêu với mức độ
ngày càng lớn. Tính chung cả giai đoạn 2005 - 2014, nhập
siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng hơn 10 lần, từ
mức 2,8 tỷ USD năm 2005 lên mức gần 29 tỷ USD năm
2014 và năm 2015 khoảng 35 tỷ USD.
Kinh tếTrung Quốc suy giảmvà những tác động
tới Việt Nam
Là một nền kinh tế lớn với đóng góp 23% tăng
trưởng kinh tế toàn cầu, Trung Quốc có tác động rất
lớn tới nền kinh tế thế giới. Nằm ngay sát Trung Quốc,
việc nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc và chịu tác
động mạnh mẽ vào nền kinh kế của nước này là điều
khó có thể tránh khỏi. Và vì vậy, sự đổi thay cũng như
những biến động dù là nhỏ nhất của Trung Quốc cũng
sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới nước ta. Minh
chứng rõ nhất là những biến động trên thị trường
chứng khoán và ngoại hối Trung Quốc trong thời gian
vừa qua; sâu xa hơn nữa là vấn đề tăng trưởng nền
kinh tế Trung Quốc giảm sút cũng đã tác động trực
tiếp lẫn gián tiếp, tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh
tế Việt Nam. Cụ thể:
Những tác động tích cực:
Hiện nay Trung Quốc đang
đóng góp tỷ trọng rất lớn trong cầu thị trường hàng
hóa trên thế giới. Do đó, khi nền kinh tế Trung Quốc
tăng trưởng thấp hơn, cầu hàng hóa trên thế giới sẽ
giảm, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất
của Việt Nam. Bên cạnh đó, những biến động trên thị
trường chứng khoán và ngoại tệ Trung Quốc hiện nay
có thể dẫn đến sự chuyển đổi danh mục đầu tư của
các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc
tế trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo đó,
một phần dòng vốn đầu tư tại thị trường chứng khoán
Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các thị trường
chứng khoán khác, trong đó có Việt Nam nhằm tìm
kiếm một thị trường thay thế an toàn và có tiềm năng
tăng trưởng hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã từng
nhận định rằng, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng
KINHTẾ TRUNGQUỐC SUY GIẢM
VÀNHỮNGTÁC ĐỘNGĐỐI VỚI VIỆT NAM
ThS. TRẦN VIỆT DŨNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Những diễn biến từ việc phá giá đồng Nhân dân tệ trong năm 2015 và sự suy giảm tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc những tháng đầu năm 2016, đã tác động nhất định đến
nền kinh tế Việt Nam. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu Việt Nam cần sớm có những định hướng
và chính sách để ứng phó và đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...122
Powered by FlippingBook