TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 100

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
101
xem xét vật thế chấp... giúp cán bộ ngân hàng loại
trừ được các thông tin không chính xác, cảm nhận
được diễn biến xấu đang diễn ra.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên cập nhật những
thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia
(CIC), một hệ thống do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quản lý. Cán bộ ngân hàng cần phải được trang
bị kiến thức về kinh tế thị trường, marketing ngân
hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập thông tin.
-
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và
phân tích khoản vay cá nhân. Mục tiêu an toàn,
hiệu quả trong hoạt động cho vay, Chi nhánh BIDV
Thanh Hóa cần đặc biệt chú trọng đến công tác đào
tạo và tập huấn nghiệp vụ thẩm định và tái thẩm
định cho vay, khi nhu cầu vốn vay ngày một tăng
cùng với việc đa dạng hoá các loại hình hoạt động
và kinh doanh của khách hàng như hiện nay.
-
Tăng cường giám sát sau cho vay và thực hiện
có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Sau
khi giải ngân, công tác theo dõi, giám sát khách
hàng là rất quan trọng. Thông qua hoạt động kiểm
tra, kiểm soát nội bộ sẽ phát hiện kịp thời các sai sót
trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng,
các khoản nợ có dấu hiệu xảy ra rủi ro tín dụng do
khách hàng suy giảm khả năng tài chính, chây ỳ, có
dấu hiệu lừa đảo.
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây
dựng chính sách sử dụng nhân sự thích hợp. Cần
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ,
nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng trên cơ sở xây dựng
được tiêu chuẩn cụ thể như: Có khả năng nhận thức
và tiếp thu kiến thức nhanh, có kỹ năng giao tiếp,
thu thập và phân tích xử lý thông tin, có đạo đức
nghề nghiệp, độ tuổi và kinh nghiệm công tác phù
hợp.
-
Đẩy mạnh xử lý và thu hồi nợ khoản vay.
+ Đối với những khoản nợ mà khách hàng hoàn
toàn không có khả năng trả nợ, Chi nhánh cần tiến
hành phát mại tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ.
+ Đối với trường hợp khi đến hạn mà khách hàng
gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không trả
được nợ do nguyên nhân khách quan và khách hàng
có tài liệu chứng minh, thì Chi nhánh có thể gia hạn
nợ cho khách hàng, thời gian gia hạn nợ căn cứ vào
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng, môi trường kinh doanh... Nếu do những nguyên
nhân bất khả kháng như thiên tai làm cho khách hàng
không trả được nợ thì ngân hàng cần có các biện pháp
hỗ trợ khách hàng như tiếp tục cho vay, cho hưởng lãi
suất ưu đãi... để tiếp tục sản xuất kinh doanh, nhằm
tạo ra nguồn tiền để trả nợ cho khách hàng.
+ Đối với nợ quá hạn, thường xuyên đôn đốc, thực
hiện gửi thông báo cho khách hàng, mời khách hàng
ra ngân hàng để đốc thúc và tìm hướng giải quyết. Khi
khách hàng không còn khả năng trả nợ thì mới làm
thủ tục khởi kiện và thanh lý tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch
thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro theo năm, chia ra
các quý; giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu,
nợ đã xử lý rủi do cho các cán bộ tín dụng; Đề nghị
với các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa
phương tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ
đọng, nợ khó đòi.
-
Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho
vay.
Đối với khách hàng vay vốn, Chi nhánh cần thu
thập các thông tin liên quan đến khách hàng như
thông tin về nhân thân, tư cách đạo đức, về việc ứng
xử trong các giao dịch kinh tế, về tình hình quan hệ
tín dụng với các tổ chức tín dụng khác, về tình hình
sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính… từ đó
có thể phân loại, phân tích, nhận định và đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của
khách hàng. Lựa chọn và phân loại khách hàng để
có những chính sách phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư số 02/2013/NHNN, ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc xử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài;
2. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài;
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân;
4. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
BẢNG 3: NỢ QUÁ HẠN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 (Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh (%)
2016/2015
2017/2016
Tổng nợ quá hạn
242
166
202
-31
21,7
DN Ngoài quốc doanh
202
143
180
-29,2
26,05
Cá nhân
41
23
22
-44,1
-5,26
Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng 2015, 2016, 2017 của BIDV Thanh Hoá
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...116
Powered by FlippingBook