TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 103

104
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
các chi phí phát sinh cũng chính là tổng giá thành
sản xuất trong kỳ. Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn
bộ chi phí sản phẩm dở dang sang chi phí giá vốn
và không thực hiện việc tính giá thành cho từng loại
dịch vụ lưu trú. Điều này khiến các nhà quản lý khó
có thể nắm được chính xác lợi nhuận kinh doanh
dịch vụ của từng loại buồng ngủ là bao nhiêu, để
đưa ra chính sách điều chỉnh hợp lý.
Thứ ba,
công tác kế toán doanh thu dịch vụ lưu trú.
- Đối với công tác hạch toán doanh thu, hầu hết
các khách sạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa mở tài
khoản chi tiết, theo dõi riêng đối với doanh thu dịch
vụ lưu trú, cho nên chưa xác định chính xác được
doanh thu dịch vụ này. Bên cạnh đó, cũng vì kế toán
không hạch toán chi tiết, nên kế toán giá vốn hàng
bán cũng không mở tài khoản chi tiết cho dịch vụ
lưu trú, dẫn tới việc kế toán không xác định được lợi
nhuận từ kinh doanh dịch vụ buồng ngủ.
- Đối với những khách hàng hợp đồng, các khách
sạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều
chương trình khuyến mãi, giảm giá. Về bản chất
thì đây là khoản làm giảm doanh thu, nhưng theo
đúng nguyên tắc kế toán không được hạch toán
giảm trực tiếp trên doanh thu. Điều này cũng làm
cho thông tin kế toán bị sai lệch. Nếu được theo
dõi riêng, các nhà quản lý sẽ thấy rõ hơn sự chuyển
biến trong hoạt động kinh doanh, khi khoản mục
này tăng. Tuy nhiên, trong thực tế các khách sạn lại
hạch toán trừ trực tiếp trên doanh thu, làm doanh
thu bị giảm, không thể hiện được sự đi lên của tình
hình kinh doanh.
- Đối với việc xác định doanh thu dịch vụ lưu
trú, kế toán của các khách sạn thường chọn cách ghi
nhận doanh thu đơn giản nhất. Việc ghi nhận mang
tính chủ quan này dễ dẫn đến tình trạng là có lúc
ghi nhận doanh thu thừa, có lúc ghi nhận doanh
thu thiếu, làm sai lệch kết quả kinh doanh, nếu việc
kinh doanh đó diễn ra trong hai hoặc nhiều hơn hai
kỳ kế toán.
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí dịch vụ
lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn Phú Thọ
Để khắc phục những khó khăn hạn chế trên, thời
gian tới các khách sạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần
chú trọng và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
phí và tính toán giá thành dịch vụ, có như vậy mới
có thể đưa ra mức giá phù hợp, tối đa hóa lợi nhuận
trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.
Mở tài khoản chi tiết:
Các khách sạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần mở
tài khoản chi tiết để hạch toán riêng chi phí, doanh
thu dịch vụ lưu trú, dịch vụ buồng: Tài khoản chi
tiết 1541 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
dịch vụ buồng. Việc mở tài khoản chi tiết cần đăng
ký với cơ quan thuế để hợp thức tài khoản trong
quá trình sử dụng. Lợi ích đạt được là giúp kế toán
có thể dễ dàng kiểm soát được sự tăng giảm chi phí,
nếu chi phí tăng đột biến, kế toán có thể đề xuất giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
Tổ chức hạch toán kế toán:
Quá trình hạch toán chi phí tại các khách sạn
cũng cần có sự tách rời giữa kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết. Sự theo dõi độc lập này sẽ giúp công
tác kế toán giảm thiểu được sai sót vô tình hoặc cố
ý. Trong quá trình hạch toán, kế toán tổng hợp và
chi tiết phải có sự tách rời, nghĩa là không được sử
dụng số liệu của người này để vào sổ của người kia.
Hệ thống sổ sách kế toán hiện nay vẫn còn sơ sài,
do đó, các khách sạn cần bổ sung sổ chi tiết theo đặc
điểm của từng doanh nghiệp. Có như vậy, việc hạch
toán mới mang lại thông tin chính xác cho nhà quản
lý; đồng thời, giúp nhà quản lý dễ dàng đối chiếu
khi xảy ra sai sót.
Phương pháp tính giá thành dịch vụ buồng:
Việc tính giá thành của từng loại buồng ngủ sẽ
giúp nhà quản lý xác định được mức giá cạnh tranh,
tuy nhiên để có thể tính chính xác giá thành đối với
từng dịch vụ lưu trú, từng loại buồng ngủ, nhà quản
lý cần phải quy định hệ số giữa các loại buồng…
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hữu Ba (2004), Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài
chính, Hà Nội;
2. Nguyễn Văn Công (1999), 400 Sơ đồ tài chính kế toán, NXB Tài chính;
3. Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính;
4. Võ Văn Nhị (2008), 180 Sơ đồ kế toán và 22 chuẩn mực kế toán, NXB Văn
hóa thông tin;
5. Đồng Văn Nam, Luận văn (2007) “ Hoàn thiện kế toán chi phí kinh doanh
dịch vụ tại các khách sạn có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội”, Đại
học Kinh tế quốc dân;
6. Hoàng Bảo Trung (2008), Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí – doanh
thu – kết quả hoạt động dịch vụ khách sạn tại các công ty kinh doanh dịch
vụ khách sạn trên địa bàn Hà Nội”, Đại học công nghiệp Hà Nội;
7. Bộ Tài chính (2007), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính;
8. Một số tài liệu liên quan đến các khách sạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Việc mở “Tài khoản chi tiết 1541 – Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang” sẽ giúp kế toán tại
các khách sạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dễ
dàng kiểm soát được sự tăng giảm chi phí cũng
như đề xuất giải pháp điều chỉnh kịp thời.
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106,107,108,109,110,111,112,113,...116
Powered by FlippingBook