TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 11

12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đang tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, càng đòi hỏi phải
sử dụng hiệu quả từng đồng vốn đầu tư, làm giảm
ICOR, đồng thời gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nợ công của Việt Nam tăng cao trong thời gian
qua bắt nguồn một số nguyên nhân sau: Trước
hết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, chưa
đạt chỉ tiêu đề ra là nguồn gốc sâu xa làm tăng nợ
công. Khi chi NSNN vượt quá các khoản thu, dẫn
đến việc phải vay nợ trong và ngoài nước. Trong
cơ cấu khoản thu thì thu thường xuyên từ thuế,
phí, lệ phí là khoản thu quan trọng, ổn định và
lâu dài. Khoản thu này có sự biến đổi cùng chiều
với sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế. Giai
đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng GDP bình quân
đạt 5,91%/năm, thấp hơn giai đoạn 2006 - 2010
(6,3%/năm), năm 2016 ở mức 6,21%; năm 2017
đạt 6,81%.
Sự tăng trưởng chậm lại (giai đoạn 2011 - 2016),
sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hơn đã làm cho
nguồn thu NSNN bị giảm theo. Chi NSNN lại đòi
hòi phải nhiều hơn, nhất là chi cho đầu tư phát
triển nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở
lại, từ đó, nhu cầu chi đã vượt quá so với nguồn
thu, nguồn tiết kiệm có được cùng kỳ, cụ thể: giai
đoạn 2011 - 2015, vốn đầu tư toàn xã hội vẫn ở mức
khá cao 32 - 33% GDP, nhưng tỷ lệ tiết kiệm của nền
kinh tế chỉ đạt khoảng 25% GDP. Thiếu hụt về vốn
đầu tư đó, Nhà nước phải đi vay để bù đắp, làm cho
nợ công tiếp tục gia tăng.
Trong những năm qua, bội chi NSNN diễn ra
liên tục và ở mức cao. Để có nguồn bù đắp, tất yếu
nợ công ngày càng tăng lên. Chiến lược nợ công và
nợ nước ngoài của nước ta giai đoạn 2011 - 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 đã quy định, tỷ lệ bội chi
NSNN/GDP cần duy trì ở mức 5%. Tuy nhiên, trên
thực tế, trong một thời gian dài, điển hình là giai
đoạn 2012 - 2016, tỷ lệ bội chi NSNN/GDP nước
ta đều vượt quá 5%, bình quân thời kỳ này là 6%.
Nguyên nhân dẫn đến bội chi NSNN giai đoạn 2012
- 2016 là do nguồn thu thường xuyên huy động từ
nền kinh tế chưa đầy đủ. Nguồn thu từ dầu thô sụt
giảm mạnh trong những năm gần đây, dẫn đến thu
NSNN không đạt. Trong khi, để tiếp tục duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 6% trở lên,
đòi hỏi chi tiêu NSNN rất lớn, vượt xa nguồn thu
từ nội tại nền kinh tế...
Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về quản lý vay
nợ, trả nợ đã có nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao.
Trong thời gian vừa qua, các khoản đi vay được
phân công cho 3 cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chịu trách nhiệm về các khoản vay ODA, vay
ưu đãi; Ngân hàng Nhà nước vay các tổ chức tài
trả nợ của Chính phủ năm 2017 được thực hiện chặt
chẽ, trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo đúng các cam
kết của Chính phủ với nhà tài trợ. Tuy nhiên, tình
hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn có một số tồn
tại và hạn chế như sau:
Thứ nhất,
còn tình trạng chậm trễ trong giải ngân
nguồn vốn đầu tư từ NSNN và nguồn vốn trái phiếu
chính phủ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công các năm
gần đây chưa đạt được kế hoạch được giao, nhất là
giải ngân nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước thấp là
nguyên nhân cơ bản gây khó khăn cho công tác thu
NSNN. Nếu không có các giải pháp thúc đẩy tiến
độ giải ngân, tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị ảnh
hưởng, trong khi tỷ lệ và nghĩa vụ vay trả nợ công
ngày càng có nguy cơ tăng cao.
Thứ hai,
hiệu quả đầu tư chưa cao, thể hiện qua
chỉ số ICOR: Năm 2015, tăng trưởng kinh tế dần hồi
phục, với tăng trưởng GDP đạt 6,68% - mức cao nhất
kể từ năm 2008 đến nay, hiệu quả đầu tư đã có bước
cải thiện, với ICOR giai đoạn 2011-2015 đạt 6,91,
giảm so với giai đoạn 2006-2010 (là 6,96). Điều này
có nghĩa là, nếu giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần
6,96 đồng vốn để tạo ra được 1 đồng sản lượng, giai
đoạn 2011-2015 chỉ cần đầu tư 6,91 đồng. ICOR của
Việt Nam còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với
nhiều nền kinh tế trong khu vực. Nguyên nhân một
phần là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tập trung
đầu tư cho hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng ở vùng sâu,
vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội cộng với tình trạng đầu tư còn có sự
dàn trải, lãng phí.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển
mới, với tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho
cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 lên tới gần 10.600.000
tỷ đồng, bằng khoảng 32-34% GDP. Phải huy động
được nguồn vốn này, Việt Nam mới có thể đảm bảo
tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5-7% và thực hiện khâu
đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống giao
thông, hạ tầng đô thị lớn. Huy động vốn đã khó, nhất
là trong bối cảnh ngân sách thâm hụt, bội chi lớn,
không đủ để chi thường xuyên và trả nợ, còn nợ công
Luật Quản lý nợ công và các vănbảnhướngdẫn
Luật đã tạo ra cơ chế khá linh hoạt và khuyến
khích các bộ, ngành, địa phương và các doanh
nghiệp tăng cường huy động các nguồn vốn
vay trong và ngoài nước cho đầu tư công, nhất
là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...116
Powered by FlippingBook