TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
13
đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy
định của pháp luật; Chủ động ngăn ngừa và xử
lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng
phí; Giám sát chặt chẽ tình trạng tài chính, tình
hình vay, trả nợ của các doanh nghiệp nhà nước,
hệ thống tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế
để ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng nợ, do Chính
phủ phải vay nợ để giải cứu hệ thống; Tăng cường
trao đổi thông tin, báo cáo về nợ công, phù hợp với
cam kết cung cấp thông tin với các tổ chức quốc tế
và các quy định hiện hành.
Thứ tư,
chủ động lựa chọn các nguồn vốn vay
phù hợp cho huy động nguồn vốn cho đầu tư công
và các nhiệm vụ cân đối NSNN. Các khoản vay mới
chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá tác động đối
với nợ công và khả năng trả nợ.
Thứ năm,
cần có quy định cụ thể về thời điểm
công bố thông tin về số liệu nợ công, thời gian cập
nhật và mức độ cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, cần
phải có các quy định về biểu mẫu báo cáo thống kê
nợ công. Các quy định về việc công bố thông tin và
biểu mẫu báo cáo cần đưa ra cụ thể, chi tiết trong các
văn bản dưới luật.
Thứ sáu,
quản lý và kiểm soát chặt việc vay
vốn: chỉ thực hiện cho vay đối với những dự án
khả thi, có khả năng trả nợ; phải gắn trách nhiệm
chi trả nợ cho đối tượng đầu tư và sử dụng nguồn
vốn vay; thẩm định kỹ các khoản đầu tư, dự án
cần vay vốn, tránh cho vay nhằm mục đích tiêu
dùng. Các công trình, dự án đang sử dụng nguồn
vốn vay cần phải được thường xuyên kiểm soát
tiến độ thực hiện, tránh để kéo dài, trì trệ gây
thất thoát và lãng phí vốn. Bên cạnh đó, cần có cơ
chế tăng cường theo dõi, giám sát, quản lý, đánh
giá và kiểm soát rủi ro tiềm ẩn của các khoản nợ
doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả để hạn chế
tối đa NSNN phải trả nợ thay khi doanh nghiệp
nhà nước phá sản.
Ngoài ra, thường xuyên nghiên cứu đánh giá an
toàn, bền vững nợ công để tiếp tục thực hiện các giải
pháp tái cơ cấu nợ công, đồng thời thúc đẩy sự phát
triển thị trường vốn trong nước cả về chiều rộng và
chiều sâu.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật Quản lý nợ công;
2. Nguyen Thi Thanh Ha (2011), “An Overview of Public Dept Management in
Vietnam”, EighthUNCTADDebtManagement Conference, Geneva, 14-16/11/2011;
3. Bản tin nợ công số 5/2017, Bộ Tài chính;
4. bbc.co.uk. 3 March 2010. Retrieved 11 August 2013;
5. theguardian.com. Retrieved 11 August 2013;
6.
, 2015.
chính quốc tế; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm các
hình thức vay khác tại Luật Quản lý nợ công 2017,
Chính phủ đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong công
tác quản lý nợ công, khắc phục những bất cập tồn
tại trong thời gian trước đây.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công
Để kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép,
đảm bảo an toàn kinh tế quốc gia, nâng cao hiệu
quả nguồn vốn vay này, cần quan tâm đến một số
nội dung sau:
Thứ nhất,
xây dựng, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt chiến lược nợ dài hạn, chương trình
quản lý nợ trung hạn và hàng năm để báo cáo
Quốc hội các vấn đề về nợ công. Giai đoạn tới cần
quản lý chặt chẽ nợ công, đặc biệt là các khoản
vay mới phải đánh giá tác động lên nợ công ngay
từ khâu phê duyệt chủ trương; chỉ sử dụng nợ
công cho các chương trình dự án thực sự thiết
yếu, không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, hợp
đồng sử dụng nguồn vay công; Thực hiện siết chặt
các điều kiện cấp bảo lãnh theo hướng không mở
rộng diện và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối
với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
Thứ hai,
nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Xác
định rõ mục đích, chủ trương đầu tư, tập trung vào
các chương trình, dự án trọng điểm và thực sự có
hiệu quả; giảm dần sự tham gia từ NSNN vào các
dự án, xã hội hóa các nguồn lực ngoài nhà nước;
phấn đấu giảm mạnh chỉ số ICOR của khu vực nhà
nước; đẩy mạnh cơ chế cho vay lại, giảm dần tỷ lệ
cấp phát, tăng cường chia sẻ rủi ro cho các cơ quan
cho vay lại. Xây dựng tiêu chí cụ thể về huy động,
phân bổ, sử dụng vốn vay nợ công gắn với nguyên
tắc về trách nhiệm hoàn trả nợ, tiết kiệm, hiệu quả,
chống lãng phí, tham nhũng.
Thứ ba,
tăng cường kiểm tra, giám sát và minh
bạch thông tin về nợ công. Tăng cường kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả
HÌNH 1: DIẾN BIẾN NỢ CÔNG VÀ NỢ CHÍNH PHỦ
GIAI ĐOẠN 2001-2020 (%/GDP)
Nguồn: vnexpress.net/infographic/doanh-nghiep/toan-canh-no-cong-cua-viet-nam-3100733.html
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...116
Powered by FlippingBook