TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 13

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Cơ cấu nợ nước ngoài khu vực công
theo thời hạn các khoản nợ
Trước năm 2006, nợ nước ngoài của Việt Nam
chủ yếu là các khoản nợ trung và dài hạn. Các
khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp dưới 15%.
Tuy nhiên, giai đoạn 2006 - 2016, tỷ lệ nợ ngắn
hạn trong tổng nợ nước ngoài khu vực công có xu
hướng tăng.
Việc thay đổi thời hạn các khoản nợ huy động
từ thời hạn dài sang thời hạn ngắn hơn cũng cho
thấy tính chất các khoản nợ của Việt Nam đang dần
thay đổi . Từ chỗ nợ chủ yếu là các khoản hỗ trợ
chính thức và vốn vay ưu đãi với thời hạn dài (có
khoản vay tới 30, 40 năm), sang các khoản vay kém
ưu đãi hơn với thời hạn ngắn (dưới 5 năm). Tính
chất thời hạn của khoản vay cũng cho thấy sức ép
trả nợ trong ngắn hạn của Việt Nam cũng tăng lên
đáng kể, và rõ ràng nếu các khoản vay với thời hạn
ngắn như vậy, nếu không được sử dụng hiệu quả
đem lại lợi nhuận và nguồn thu ngoại tệ phù hợp thì
sẽ tạo ra gánh nặng rất nặng nề cho khu vực công,
đặc biệt là Chính phủ.
Cơ cấu nợ nước ngoài khu vực công
tại Việt Nam theo đồng tiền vay
Nợ nước ngoài khu vực công của Việt Nam chủ
yếu tập trung vào bốn loại ngoại tệ đó là USD, JPY,
EUR và SDR. Trong đó USD là đồng tiền chủ chốt
trong rổ tiền tệ đối với các khoản nợ nước ngoài, khi
liên tục chiếm tới khoảng 50% trong toàn giai đoạn
2006 - 2016. Với nợ ưu đãi phần lớn tới từ ODA của
Nhật Bản, đồng tiền có tỷ lệ lớn thứ hai trong rổ
ngoại tệ là JPY với giá trị khoảng 30% tổng dư nợ
nước ngoài khu vực công tại Việt Nam, tiếp theo là
SDR (đồng tiền sử dụng bởi IMF) và EUR lần lượt là
Nợ nước ngoài khu vực công tại Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục nhận
được những khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển mà
nổi bật là những khoản ODA đến từ Nhật Bản, Ngân
hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB).
Năm 2006, nợ nước ngoài khu vực công của Việt
Nam là 20,84 tỷ USD, tương ứng với tỷ lệ 26,7% so
với GDP. Đến năm 2010, nợ nước ngoài đã tăng gấp
đôi là 44,349 tỷ USD và chiếm 31,1% GDP. Sang đến
năm 2015 và 2016, khối lượng lần lượt là 80,844 và 91,
208 tỷ USD, tương đương với xấp xỉ 42% và 46,9%
GDP cả nước.
MỘT SỐGIẢI PHÁP
ĐẢMBẢOANTOÀNNỢNƯỚCNGOÀI CỦAVIỆTNAM
TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA
– Học viện Tài chính*
Nợ nước ngoài là một yếu tố quan trọng cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước
đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực trong nước không đủ đáp ứng các yêu cầu phát
triển. Cùng với việc đẩy mạnh vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang
đứng trước sức ép lớn về nghĩa vụ trả nợ. Qua bài viết, tác giả đưa ra một vài quan điểm, giải pháp về tăng
cường tính bền vững nợ nước ngoài của Việt Nam.
Từ khóa: Nợ nước ngoài, đầu tư, phát triển, bền vững, nghĩa vụ trả nợ
Foreign debts are important factors in the
process of realizing social and economic goals
of the emerging countries especially in the
condition of resource shortage. In Vietnam,
together with the making of foreign loans
to invest in socio-economic development,
Vietnam is also under pressure of high
liability repayment. In this paper, the author
presents views and solutions to enhance the
sustainability of foreign debts in Vietnam.
Keywords: Foreign debts, investment, development,
sustainability, liability repayment
Ngày nhận bài: 6/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 19/4/2018
Ngày duyệt đăng: 24/4/2018
*Email:
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...116
Powered by FlippingBook