TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 16

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
17
giải pháp tổng thể bảo đảm tính bền vững của
nợ nước ngoài và ngân sách nhà nước; mặt khác
tạo được niềm tin, sự giúp đỡ của các nhà tài trợ
và tăng khả năng huy động được mọi nguồn lực
trong nhân dân…
Thứ sáu,
nâng cao năng lực quản lý nợ thông
qua hình thức đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ
quản lý nợ có đủ đức, đủ tài. Trong những năm
gần đây, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nợ tại
các bộ, ngành và ban quản lý dự án tuy được cải
thiện nhưng vẫn cần phải thường xuyên cập nhật
kiến thức nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu
công tác. Lực lượng cán bộ quản lý nợ của hầu hết
các cơ quan có liên quan còn mỏng và còn nhiều
điểm yếu dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao, đặc
biệt ở các địa phương. Do vậy, cần tăng cường tổ
chức các hội thảo, tọa đàm, mở các lớp đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý
nợ nước ngoài một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu
thực tế như các kỹ năng giám sát số liệu và phân
tích nợ, quản lý hành chính, nâng cao hiểu biết về
pháp luật, ứng dụng công nghệ tin học, sử dụng
ngoại ngữ thành thạo... từ đó nâng cao lòng yêu
nghề, tạo động lực quản lý nợ nước ngoài hiệu quả,
tránh được hiện tượng tiêu cực trong khi thi hành
công vụ. Ngoài ra, Chính phủ nên tạo điều kiện
cho cán bộ đi khảo sát, thực tập nghiệp vụ để tiếp
thu kinh nghiệm tại các nước có nhiều thành công
trong công tác quản lý nợ nước ngoài.
Những giải pháp trên nếu được vận dụng một
cách đầy đủ thì chắc chắn, Việt Nam sẽ nâng cao hiệu
quả quản lý nợ nước ngoài nói chung và tăng cường
tính bền vững của nợ nước ngoài nói riêng, từ đó tạo
thế và lực cho phát triển và hội nhập quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 44/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/8/2011
phê duyệt Đề án tái cơ cấu nợ gốc trái phiếu quốc tế;
2. Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/6/2012 phê
duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 –
2020 và tầm nhìn đến năm2030;
3. Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7/2012 phê
duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 –
2020 và tầm nhìn đến năm2030;
4. Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/5/2013 phê
duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013-2015;
5. Chính phủ Việt Nam (2005), Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005
ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
6. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định 79/2010/NĐ-CP ngày 30/08/2010,
thống nhất quản lý toàn diện nợ công;
7. Dương Thị Bình Minh & Sử Đình Thành (2008), “Phương thức tiếp cận đánh
giá hiệu quả quản lý nợ công”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số9/2008.
Kiên quyết không thực hiện chuyển đổi cơ chế
tài chính từ cho vay lại sang NSNN đầu tư trực tiếp
đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay kém hiệu
quả. Đồng thời, không sử dụng nợ công để cấp phát
NSNN cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước,
cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng hay đóng góp
cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nợ công thông
qua các giao dịch phái sinh, các nghiệp vụ gia hạn
nợ, khoanh nợ, xóa nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và mua
lại nợ nhằm xử lý rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản,
tái cấp vốn và tín dụng. Kiểm soát các khoản nợ
ngầm tiềm ẩn phát sinh từ nợ của khu vực DN, tổ
chức tài chính, tín dụng trong nền kinh tế có nguy
cơ chuyển thành nợ công.
Đồng thời, tăng cường quản trị rủi ro, thực hiện
phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro nợ công trong
kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn và dự toán
NSNN hàng năm, hình thành quỹ dự phòng rủi ro.
Nghiên cứu, xây dựng phương án phản ứng chính
sách để dự báo và xử lý khi rủi ro nợ công xảyra.
Thứ tư,
hoàn thiện công cụ quản lý nợ công. Xây
dựng, tổ chức thực hiện chương trình quản lý nợ
trung hạn cho thời hạn 5 năm, gắn kết chặt chẽ với
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài
chính và đầu tư công trung hạn 5 năm. Xây dựng
và thực hiện chiến lược quản lý nợ nước ngoài của
quốc gia, gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ. Chủ động tổ chức hội
thảo, hội nghị đối thoại với các nhà tài trợ, cập nhật
và thông báo tình hình kinh tế - xã hội của đất nước
cùng cơ chế nhất quán về đổi mới chính sách kinh tế
vĩ mô, môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho họ hiểu
và giúp đỡ Việt Nam trong quá trình xây dựng và
thực hiện chiến lược nợ nước ngoài.
Tách bạch quản lý nợ công với chính sách tài
khóa nhằm điều chỉnh những nội dung thuộc bản
chất nghiệp vụ quản lý nợ công đang được điều
chỉnh bởi chính sách tài khóa như cơ cấu danh mục
nợ, nguồn vốn vay cho bù đắp bội chi để đảm bảo
tính linh hoạt, chủ động trong quản lý nợ công.
Tăng cường quản lý nợ chính quyền địa phương
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển,
đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo
an toàn nợ chính quyền địa phương và nợcông.
Thứ năm,
thực hiện tốt công khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình thông tin về nợ công nói
chung, nợ nước ngoài nói riêng. Việc làm này, một
mặt, để nâng cao trách nhiệm trong quản lý nợ
nước ngoài, giúp Chính phủ có thông tin và số
liệu xác thực, trung thực, trên cơ sở đó đề ra các
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...116
Powered by FlippingBook