TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 18

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
19
gần 3 thập kỷ qua cho thấy, về tổng thể, hoạt động
đầu tư ra nước ngoài giúp Việt Nam tăng cường
hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc
phòng và tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân
phối lao động toàn cầu. Các dự án đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho
đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam
trên trường quốc tế… Đối với cộng đồng DN, việc
mở rộng đầu tư ra nước ngoài giúp DN Việt Nam
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước
ngoài trong bối cảnh thị trường trong nước bão hòa
và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của
nước nhận đầu tư. Đồng thời, DN có thêm cơ hội
tiếp cận, phản ứng nhanh nhạy hơn với biến động
thị trường và chính sách, các rào cản kỹ thuật, các
tranh chấp thương mại và khác biệt văn hóa trong
hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hỗ trợ tạo lập và
củng cố các liên kết chuỗi và hệ thống phân phối,
mở rộng thị trường, tận dụng công suất và năng
lực, mở ra cơ hội kinh doanh, tạo việc làm và nguồn
thu nhập mới, góp phần phát triển, nâng cao vị thế
đất nước… Các hoạt động này cũng đã hình thành
một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm
phán trong đấu thầu quốc tế, trong liên doanh với
nước ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác
đầu tư và đã có những đóng góp tích cực cho sự
phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho nước sở tại,
tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương
làm việc cho dự án…
Bên cạnh những thành công, hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn
chế nhất định như: Việc thực hiện chế độ báo cáo
của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn
chưa đầy đủ; Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả; Hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn chủ yếu
mang tính tự phát của các nhà đầu tư; Hiệu quả đầu
tư ra nước ngoài vẫn chưa cao…
2005 bắt đầu có sự thay đổi lớn, Việt Nam có thêm
131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng
ký trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự
án và gấp 40 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn
1989-1998.
Giai đoạn từ năm 2006-2015 được đánh giá là
bùng nổ đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước
ngoài với tốc độ tăng vốn trung bình 52%/năm.
Từ năm 2016 đến nay, đầu tư trực tiếp ra nước
ngoàitiếp tục xu hướng gia tăng. Theo Tổng cục
Thống kê, trong quý I/2018, cả nước có 23 dự án
được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước
ngoài, với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam là
123,6 triệu USD; có 5 dự án điều chỉnh vốn với số
vốn tăng thêm là 25,9 triệu USD. Tính chung vốn
cấp mới và tăng thêm, tổng vốn đầu tư Việt Nam
ra nước ngoài trong quý I/2018 đạt 149,5 triệu USD,
trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105
triệu USD, chiếm 70,2% tổng vốn đầu tư; 17 lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 19,9 triệu
USD, chiếm 13,3%; lĩnh vực hoạt động kinh doanh
bất động sản đạt 12 triệu USD, chiếm 8%; lĩnh vực
bán buôn, bán lẻ đạt 8,5 triệu USD, chiếm 5,7%.
Trong quý I/2018, có 16 quốc gia, vùng lãnh thổ
nhận đầu tư của Việt Nam, dẫn đầu là Lào chiếm
53,5% tổng vốn đầu tư; Campuchia chiếm 17,3%;
Cuba chiếm 13,3%; Australia chiếm 8%...
Như vậy, sau gần 30 năm, hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa
dạng hơn, thể hiện khá rõ nét qua sự đa dạng về thị
trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu
tư, về các thành phần kinh tế và loại hình DN tham
gia đầu tư. Trong giai đoạn tới, khi kinh tế tư nhân
- khu vực kinh tế năng động nhất ngày càng lớn
mạnh, sự hội nhập sâu rộng cũng như chính sách
ngày càng hoàn thiện, dự báo sẽ có một làn sóng
đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội mới. Kết
quả khảo sát Top 500 DN lớn nhất Việt Nam 2016
của Vietnam Report cho thấy, có tới 45% DN có khát
vọng đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới, nhất là
đầu tư vào các thị trường như: Canada, Mỹ, Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Nga…
Nhìn lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong
BẢNG 1: VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989-2016
Năm Số dự án
Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
1989-1998
18
13,6
1999-2005
131
559,9
2006-2010
283
3.898
2011-2016
643
11.768
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BẢNG 2: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
STT
Hình thức đầu tư
1
Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật
nước tiếp nhận đầu tư
2
Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh ở nước ngoài
3
Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức
kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài
4
Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư
thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài
chính trung gian khác ở nước ngoài
5
Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật
nước tiếp nhận đầu tư
Nguồn: Luật Đầu tư 2014
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...116
Powered by FlippingBook