TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 21

22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
lai ngành chế biến gỗ xuất khẩu của nước ta có thể
sẽ đối diện với không ít khó khăn do thay đổi diễn
ra tại các thị trường xuất khẩu, nhất là đối với 4 thị
trường quan trọng như:
Thị trường Hoa Kỳ:
Thị trường tiêu thụ khoảng
20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả Việt
Nam. Thặng dư trong cán cân thương mại giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam đạt khoảng 32 tỷ USD mỗi
năm. Mức thặng dư này, cộng với xu hướng đầu
tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt
Nam, có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ
Hoa Kỳ. Thực tế này đặt ra yêu cầu ngành Gỗ và các
cơ quan quản lý của Việt Nam cần có sự chuẩn bị
thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong
xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Vấn đề cần lưu
tâm đối với thị trường này là chính sách thương
mại của Tổng thống Trump theo hướng giảm thâm
hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích
sản xuất trong nước.
Các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản:
Hiện nay, Trung Quốc đã áp dụng quy định chỉ có
gỗ hợp pháp được sử dụng trong các cơ quan công
quyền và cân nhắc áp dụng chính sách từng bước
trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ sử
dụng tại nước này trong thời gian tới.
Chính phủ Nhật Bản ban hành Đạo luật Gỗ sạch
có hiệu lực kể từ tháng 5/2017. Hiện các văn bản
hướng dẫn áp dụng Đạo luật Gỗ sạch đang dần
được Chính phủ Nhật Bản rà soát, điều chỉnh hoàn
thiện. Tương tự, Chính phủ Hàn Quốc cũng ban
hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững và đạo luật
này có hiệu lực kể từ tháng 3/2018.
Việc thực thi các Đạo luật này đồng nghĩa với
việc áp dụng các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm
gỗ lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, riêng
Mỹ chiếm 40,2% (tương đương 3,08 tỷ USD), tăng
trưởng về kim ngạch từ thị trường này là 13,6% so
với 2016; Trung Quốc chiếm 14,2% (tương đương
1,085 tỷ USD), tăng trưởng về kim ngạch từ thị
trường này là 5,7% so với 2016.
Liên minh châu Âu (EU) cũng là một trong những
thị trường quan trọng của Việt Nam. Năm 2017, kim
ngạch từ thị trường này chiếm 9,6% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu củaNgành, tăng 2,6%so với năm2016.
Mặt hàng gỗ của Việt Nam đạt kim ngạch cao
nhất là đồ gỗ nội thất, ghế và dăm gỗ. Trong đó, đồ
gỗ (gồm ghế và nội thất) là các mặt hàng thuộc có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các mặt
hàng xuất khẩu. Năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt
hàng thuộc nhóm này đạt 5,2 tỷ USD, chiếm trên
68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Lượng gỗ sử
dụng trong các sản phẩm cũng rất lớn, tương đương
với 12 triệu m3 gỗ quy tròn. Cụ thể, giá trị kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ nội thất/bộ phận đồ gỗ nội thất (trừ
ghế) năm 2017 đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với
giá trị năm 2016 và 11,8% so với năm 2015; Giá trị
kim ngạch xuất khẩu ghế ngồi xuất khẩu năm 2017
đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng trên 19% so với giá trị năm
2016 và 26% so với giá trị năm 2015.
Nhìn chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt
Nam đang có những dịch chuyển theo hướng tăng
cả lượng và chất. Đây là tín hiệu quan trọng phản
ánh sự dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững
trong tương lai của ngành Gỗ Việt Nam.
Giải pháp phát huy tối đa lợi thế
ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
Mặc dù, đang trong đà tăng trưởng nhưng tương
BẢNG 1: CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM (USD)
Thị trư ng
2015
2016
2017
Hoa Kỳ
2.577.528.222
2.711.280.551
3.080.742.508
Nhật Bản
1.016.324.648
961.430.075
988.707.550
Trung Quốc
986.118.400
1.026.144.279
1.085.937.246
EU
732.130.685
720.560.443
739.670.797
Hàn Quốc
495.613.873
579.358.898
673.189.194
Australia
152.375.399
161.345.209
154.226.464
Canada
148.518.606
130.568.761
152.612.905
Hồng Kông
114.678.620
33.142.444
16.872.293
Ấn Độ
98.813.301
49.453.477
60.225.736
Đài Loan
70.413.202
64.310.830
58.320.871
Malaysia
49.981.121
44.530.085
54.010.100
Thị trư ng khác
346.451.570
316.939.679
594.213.319
Nguồn: Vifores và các tổ chức phi chính phủ FPA BD, HAWA và Forest Trends
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...116
Powered by FlippingBook