TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 22

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
23
tạo hình thành dựa trên nhu cầu thực tế của doanh
nghiệp, chú trọng các loại hình kiến thức và tay nghề
tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Khuyến khích doanh
nghiệp cải tiến công nghệ theo hướng tiết kiệm năng
lượng và nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành sản
xuất.
Đồng thời, các cơ quan chức năng và các hiệp
hội cũng cần cung cấp các thông tin cơ bản về
cơ chế chính sách, về khai thác, chế biến, thương
mại, đặc điểm các loài gỗ được phép và không
được phép khai thác, sử dụng và thương mại hóa
tại quốc gia nhập khẩu. Các thông tin này cần
được cập nhập phổ biến cho các cơ quan quản
lý, kiểm soát nhập khẩu cũng như những công ty
nhập khẩu và các hộ tại các làng nghề, nơi nguồn
gỗ được sử dụng.
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cần liên kết mạnh
mẽ với nhau nhằm chia sẻ thông tin, hạn chế những
rủi ro về mặt pháp lý có thể xảy ra; Đồng thuận,
thống nhất, về nhiều mặt tạo nền tảng để Ngành có
thể phát triển bền vững trong tương lai…
Tài liệu tham khảo:
1. Tô Xuân Phúc, Trần Huy Lê, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn
Hạnh (2017), Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực
trạng và xu hướng phát triển bền vững”;
2. Vũ Thị Minh Ngọc, Hoàng Thị Dung (2014), Thực trạng một số giải pháp
phát triển thị trường lâm sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
3. Cẩm Tú Lan (2013), Kết quả nghiên cứu, khảo sát đánh giá thị trường tiêu
thụ lâm sản tại các vùng thực hiện dự án, định hướng chính sách và giải
pháp tiêu thụ sản phẩm gắn với quản lý rừng bền vững;
4. Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
5. Một số website: viettrade.gov.vn, customs.gov.vn, gso.gov.vn.
soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào các thị trường
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này tác
động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng
gỗ của Việt Nam trong thời gian tới.
Việc giảm xuất khẩu gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ
xẻ là tín hiệu đáng mừng, nhưng điều này cho thấy
sự khó khăn trong việc hạn chế xuất khẩu nguồn gỗ
nguyên liệu thô có nguồn gốc từ Việt Nam. Năm 2017,
các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chi ra khoảng 2,1
tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Con số
này tương ứng với khoảng 28,3% của tổng kim ngạch
xuất khẩu. Thực tế này cho thấy, viễn cảnh, thặng dư
thương mại trong xuất nhập khẩu của ngành Gỗ có
khả năng sẽ bị co hẹp trong tương lai.
Để vượt qua những khó khăn, thách thức,
ngành công nghiệp gỗ chế biến xuất khẩu cần phát
huy tối đa các lợi thế của mình, điều quan trọng là
cần nâng cao tính cạnh tranh của Ngành. Đảm bảo
các điều kiện về nhân tố đầu vào như lao động tay
nghề cao, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, kiến thức. Vì
thực tế cho thấy, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của
Việt Nam vẫn còn sử dụng nguyên liệu thô, trình
độ, tay nghề lao động trong Ngành còn thấp, tiêu
hao năng lượng còn phổ biến...
Cơ chế chính sách nghề cần ưu tiên, khuyến
khích đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản
phẩm, hạn chế tiêu hao nguyên liệu gỗ đầu vào,
chuyển đổi các nguồn gỗ nhập khẩu rủi ro cao sang
nguồn nhập khẩu rủi ro thấp, hoặc sang nguồn gỗ
rừng trồng trong nước. Đặc biệt là cần có các giải
pháp hợp lý trong việc cân đối cung - cầu nguyên
liệu từ nguồn nhập khẩu, khai thác trong nước và
xuất khẩu, giữa thị trường nội địa và thị trường
xuất khẩu… Ngoài ra, cần có cơ chế khuyến khích
hình thành các cơ sở đào tạo nghề, với các nghề đào
BẢNG 2: CÁC SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM CÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CAO (USD)
Sản phẩm xuất khẩu chính
2015
2016
2017
Viên nén
142.963.100
172.044.851
172.044.851
Dăm gỗ
1.166.400.705
986.850.338
1.072.656.296
Gỗ tròn/đẽo vuông thô
56.209.708
20.262.612
21.978.717
Gỗ xẻ
372.332.300
229.312.128
150.358.242
Ván sợi
32.385.023
35.348.308
47.527.523
Gỗ dán
213.686.363
286.976.472
386.623.676
Mộc dân dụng (gồm cả ván ghép)
134.292.862
210.946.001
234.776.737
Đồ phòng ăn/nhà bếp
38.490.490
39.330.497
42.733.896
Sản phẩm gỗ khác
90.534.826
79.220.293
97.682.024
Ghế ngồi
948.697.147
1.003.739.209
1.195.302.485
Đồ nội thất (trừ ghế)
3.392.654.627
3.535.342.214
3.779.273.148
Nguồn: Vifores và các tổ chức phi chính phủ FPA BD, HAWA và Forest Trends
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...116
Powered by FlippingBook