TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 23

24
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Từ thế kỷ thứ XVI, nhà kinh tế người Anh William
Petty đã cho rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của
mọi của cải vật chất”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer
cũng đề cao vai trò của nguồn lao động “Tiền bạc tiêu
mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của
con người khi sử dụng không những không mất đi mà
còn lớn lên”. Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực
chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế - xã hội, vì là nhân tố quyết định việc khai thác,
sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Trong thời gian qua, Việt Nam đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng
hội nhập vào thị trường quốc tế. Thế mạnh lớn nhất
của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia
khác là nguồn lao động trẻ dồi dào, là lực lượng có
khả năng tiếp thu nhanh nhất về công nghệ, khoa
học. Tuy nhiên, trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0 bùng nổ với sự ứng dụng rộng rãi các
thành tựu của công nghệ thông tin, tự động hóa,
năng suất lao động Việt Nam lại chưa theo kịp các
yêu cầu đặt ra.
Mặc dù, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số
vàng, có tỷ lệ người đang trong độ tuổi lao động
chiếm tỷ lệ cao nhưng năng suất lao động Việt Nam
vẫn ở mức thấp. Điều đáng quan tâm là hiện nay,
các quốc gia khác đã tự ý thức không ngừng cải tiến
và phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
bằng những đề án rất công phu trong các lĩnh vực
giáo dục, sản xuất, dịch vụ... Với mục tiêu hàng đầu
là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nếu Việt
Nam không chú trọng mục tiêu này thì khoảng cách
với các nước khác trong khu vực và thế giới sẽ ngày
càng nới rộng hơn.
Tình hình phát triển nguồn nhân lực
Trong xu thế toàn thế giới bước vào cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0, tập trung chủ yếu vào sản
xuất thông minh, nguồn nhân lực chất lượng cao
ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
PHÁT TRIỂNNGUỒNNHÂN LỰC,
TẠOĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY TĂNGTRƯỞNG KINHTẾ
ThS. HUỲNH THỊ NHƯ THẢO
- Đại học Nha Trang*
Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập vào thị trường quốc tế. Thế
mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các nước khác là nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng
tiếp thu nhanh công nghệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0, năng suất lao động
Việt Nam còn thấp. Bài viết làm rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, các
hạn chế của nguồn nhân lực và một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0
In recent years, Vietnam has strengthened
the industrialization, modernization and
integration into the international market. The
largest strength of Vietnam in comparison
with other countries laid in the number of
human labours who can quickly absorbe the
advancement of technology. However, in the
context of the Industrial Revolution 4.0, the
productivity of Vietnam remains low. How
to solve this problem? This paper defines the
importance of the human resource toward
economic growth, the limitations of human
resource itself and recommendations to
improve its quality for the benefit of economic
development in Vietnam in the context of the
Industrial Revolution 4.0.
Keywords: Human resource, economic growth, Industrial
Revolution 4.0
Ngày nhận bài: 26/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/4/2018
Ngày duyệt đăng: 19/4/2018
*Email:
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...116
Powered by FlippingBook