TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 24

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
25
lượng lao động chưa đạt yêu cầu; năng lực cạnh
tranh còn thấp… Trong khi đó, các DN nước ngoài
lại có sự hỗ trợ mạnh về tài chính, đầu tư những
máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến,
giúp quá trình sản xuất diễn ổn định và năng suất
lao động tăng cao.
Tại một số khu công nghiệp, theo khảo sát, tỷ
lệ DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mang công nghệ hiện đại, tiên tiến vào Việt Nam
chỉ đạt khoảng 5%, còn lại là công nghệ truyền
thống, hoặc quá lạc hậu, hoặc chủ yếu tận dụng
nguồn nhân lực giá rẻ của Việt Nam. Điều này cho
thấy, năng lực cạnh tranh về công nghệ của Việt
Nam vẫn còn quá yếu. Cụ thể, ở một số ngành
nghề điển hình như sau: Trong ngành than, khai
thác than lộ thiên ở hầm lò, khâu chiếm hơn một
nửa sản lượng (45% - 56%) thì cơ giới hóa chỉ đạt
khoảng 2%. Đối với ngành chế biến, chế tạo, DN
vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, lỗi thời chiếm
đến 88% vào năm 2012. Nhiều công đoạn vẫn còn
khá thô sơ, tốn nhiều chi phí nhân công không cần
thiết vì chưa áp dụng được công nghệ hiện đại,
tiên tiến vào quy trình hoạt động...
Thứ hai,
tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy
sản vẫn ở mức cao
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong giai
đoạn 2005-2015, tỷ trọng lao động trong khu vực
nông nghiệp (giảm từ 55,09% năm 2005 xuống còn
45% năm 2015, công nghiệp tăng từ 17,59 lên 21,78%;
dịch vụ tăng từ 27,32% lên 33,03%). Trong những năm
gần đây, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có chuyển
dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông,
lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao, chiếm tới 49%.
Tuy nguồn lực lao động làm việc trong khu vực
nông lâm thủy sản khá đông nhưng mức đóng góp
của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế lại thấp
nhất. Điển hình, năm 2016, tăng trưởng GDP là 6,21%
nhưng mức tăng của khu vực nông lâm thủy sản chỉ
đạt 1,36% và chỉ đóng góp 0,22% vào mức tăng chung.
Thứ ba, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và kỹ
năng mềm của lao động còn thấp
Theo Tổng cục Thống kê, quý I/2016, lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật
(gồm những người có bằng cấp/chứng chỉ từ 3 tháng
trở lên) chiếm tỷ lệ 20,71%, tăng 2,22% so với quý
IV/2015. Nhìn chung, tỷ lệ lao động có chuyên môn
kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động
và đây là tỷ lệ quá thấp đối với một đất nước đang
đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt
Nam. Năm 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá
chất lượng nhân lực Việt Nam xếp thứ 11/12 so với
các nước châu Á.
Trong rất nhiều nguyên nhân khiến năng suất lao
động tại Việt Nam còn thấp, có thể kể đến 4 nguyên
nhân sau: Trình độ kỹ thuật, công nghệ còn thấp và lạc
hậu; Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản
vẫn ở mức cao; Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp;
chế độ đãi ngộ cơ bản cho người lao động còn thấp.
Thứ nhất,
trình độ công nghệ, kỹ thuật còn thấp và
lạc hậu
Trình độ công nghệ, kỹ thuật số ở Việt Nam
đã cải thiện dần qua các năm gần đây nhưng nhìn
chung việc ứng dụng khoa học, công nghệ vẫn
còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đầu tư cho khoa học công
nghệ trên GDP, từ năm 2001- 2011 của Việt Nam
chỉ tăng từ 0,48% lên 0,51%. Giai đoạn 2011-2013,
tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 0,4%. So sánh với các
nước trong khu vực ASEAN, đầu tư cho nghiên
cứu khoa học trên đầu người ở Việt Nam vẫn
là rất thấp. Ở Việt Nam, đầu tư cho nghiên cứu
khoa học trên đầu người là 3,1 USD/người dân
năm 2012 thì ở Thái Lan là 22 USD/người dân,
Malaysia là 86 USD/người dân...
Hầu hết các DN Việt Nam có quy mô vừa và
nhỏ, nguồn vốn còn hạn hẹp; công nghệ sản xuất
lạc hậu và trung bình; cơ sở vật chất còn nghèo
nàn; trình độ khoa học công nghệ còn chưa cao nếu
không muốn nói là lạc hậu, lỗi thời; trình độ, chất
HÌNH 1: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SO VỚI CÁC NƯỚC NĂM 2013, 2015 (USD/lao động)
Nguồn: Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
BẢNG 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH TẠI VIỆT NAM
NĂM 2015, 2016 (%)
2015
2016
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Tổng
100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Theo 3 nhóm ngành
Nông, lâm,
thủy sản
45,00 47,70 42,54 42,30 42,31
Công nghiệp
và xây dựng
21,50 22,13 24,46 24,30 24,45
Dịch vụ
33,50 33,17 33,00 33,40 33,24
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015, 2016), Điều tra lao động, việc làm hàng quý
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...116
Powered by FlippingBook