TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 33

34
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017
của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Cụ thể:
-
Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu
tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý,
phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình
thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và
tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do
KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
-
Kiêm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài
chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định
khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN,
vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
KBNN.
-
Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo
quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời,
chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết,
theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ
liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy
định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin
giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị
liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời
thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành,
quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành
các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính
và hệ thống KBNN.
Trong công tác kiểm tra kế toán NSNN và hoạt
động nghiệp vụ KBNN (gọi tắt là kiểm tra kế toán),
bên cạnh việc tập trung vào công tác kiểm tra của
đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dưới, của đơn vị
kiểm tra đối với đơn vị được kiểm tra, còn phải chú
trọng đến công tác tự kiểm tra tại chính mỗi đơn vị
KBNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu mới đối với
công tác kiểm tra kế toán hiện nay
Kể từ sau năm 2012, ngành Tài chính nói chung
và hệ thống KBNN triển khai thành công Hệ
thống TABMIS - dự án lớn trong khuôn khổ dự
án cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam,
công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN chuyển sang một giai đoạn mới với các
yêu cầu gắn liền với những cải cách của ngành
Tài chính về quản lý tài chính, ngân sách; đồng
thời, mang đậm dấu ấn của công tác kế toán máy.
Những thay đổi lớn về cơ chế chính sách thời
gian qua có thể kể tới như Luật Kế toán 2015, Luật
NSNN 2015, Luật phí, lệ phí 2015, Luật Quản lý nợ
công, Luật Đầu tư công, các luật về thuế và rất nhiều
văn bản hướng dẫn. Điều này đỏi hỏi công tác kiểm
tra sự tuân thủ các quy định mới của pháp luật có
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến kế toán phải là
một trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của kiểm
tra kế toán trong giai đoạn hiện nay.
Việc triển khai kế toán máy trên Hệ thống
TABMIS cùng rất nhiều ứng dụng vệ tinh trong Hệ
thống KBNN như: Hệ thống quản lý thu NSNN
giữa KBNN, cơ quan thu và ngân hàng thương
mại… cũng đã đem đến cho công tác kế toán những
đặc thù mới.
Tựu chung, những nội dung nêu trên là các căn
cứ pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng, cùng với
các quy định khác về công tác kế toán đã tạo nên nền
tảng pháp lý cơ bản và chi tiết cho công tác ghi chép,
hạch toán kế toán, báo cáo cung cấp thông tin... qua
đó, đề ra những yêu cầu tương ứng cho công tác
kiểm tra kế toán. Như vậy, so với trước, công tác
kiểm tra kế toán hiện nay đã có sự thay đổi về yêu
cầu, cách thức, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về
kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, sự
trung thực, chính xác của thông tin kế toán, gắn với
mục tiêu của kiểm tra kế toán.
Giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế
Những thay đổi trên đã đặt ra thách thức lớn cho
công tác kiểm tra kế toán. Kết quả công tác kiểm tra
kế toán trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế
nhất định. Trong suy nghĩ của các cấp lãnh đạo và
chuyên viên, áp lực của việc kiểm tra kế toán vẫn
“nhẹ nhàng” hơn nhiều so với công tác thanh tra,
nên phần nào còn có sự lơ là, chủ quan hoặc chưa
sâu sát trong chỉ đạo điều hành cũng như công tác
chuẩn bị, triển khai... Vì vậy, các sai phạm được
phát hiện trong kết quả kiểm tra đôi khi còn khá
dàn trải, không cơ bản... Việc phát hiện ra các sai
phạm lớn ít nhiều còn hạn chế, có trường hợp còn
phải thông qua công tác thanh tra hoặc thông tin từ
bên ngoài mới có thể phát hiện... Việc khắc phục kết
luận kiểm tra còn chậm hoặc chưa đầy đủ. Công tác
bố trí cán bộ kiểm tra cũng còn chưa được coi trọng
ở nơi này hay nơi khác...
Trước tình hình đó, công tác kiểm tra kế toán tại
các đơn vị KBNN cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
Muốn vậy thời gian tới cần tiếp cận vấn đề trên một
số giác độ chủ yếu sau:
Một là, xác định rõ mục tiêu kiểm tra kế toán.
Mục tiêu này phải được đặt ra cho từng giai
đoạn; theo kế hoạch hoặc gắn cho mỗi cuộc kiểm tra
tùy thuộc vào tính chất cuộc kiểm tra hoặc/và yêu
cầu mỗi giai đoạn. Mục tiêu quan trọng của công
tác kiểm tra kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN là đề phòng, phát hiện và ngăn chặn các sai
phạm, đảm bảo an toàn tiền, tài sản của nhà nước.
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...116
Powered by FlippingBook