TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 34

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
35
Thực tế, việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp
luật mới trong thời gian qua là rất quan trọng, do
vậy, cần xác định mục tiêu ưu tiên – theo thứ tự,
trong mỗi cuộc kiểm tra để có tiếp cận về thời gian,
nhân sự và phương pháp phù hợp... Ví dụ, mặc dù
mục tiêu đảm bảo an toàn tiền, tài sản luôn được đặt
lên hàng đầu, nhưng thời gian qua có rất nhiều văn
bản chế độ thay đổi, khiến cho công tác kiểm tra khó
có thể tập trung, chi tiết hơn - xoay quanh yêu cầu
đảm bảo an toàn tiền, tài sản...
Hai là, xác định rõ nội dung kiểm tra.
Trên cơ sở yêu cầu của cuộc kiểm tra, cần định
hình đầy đủ các nội dung kiểm tra, cả tổng quát
và chi tiết... Theo đó, nên tiếp cận từ tổng quát đến
chi tiết kế hoạch, nội dung kiểm tra. Tổng quan nội
dung kiểm tra cần xác định rõ phạm vi nghiệp vụ và
không gian, thời gian kiểm tra; các hoạt động phối
hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, chỉ ở các đơn
vị KBNN hay cả đơn vị dự toán có trách nhiệm phân
bổ dự toán ngân sách, ngân hàng...
Ba là, định hình phương pháp, cách thức kiểm tra.
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung kiểm tra và
đặc điểm từng giai đoạn, kết hợp kinh nghiệm và
bài học kiểm tra thời gian qua, công tác kiểm tra
kế toán nên tập trung vào việc kiểm tra tại những
điểm dễ xảy ra sai phạm nhất, hay chính từ những
nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến an
toàn tiền, tài sản như: Tính cân đối của các tài
khoản tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát
sinh các tài khoản trung gian; tài khoản thanh toán
với ngân hàng; công tác đối chiếu giữa KBNN với
đơn vị sử dụng NSNN, với cơ quan thu, với Ngân
hàng, công tác kiểm soát kế toán; công tác phân bổ
dự toán trên giấy và hệ thống... hoặc những điểm
mấu chốt của văn bản quy phạm pháp luật mới dễ
gây hiểu lầm, vận dụng sai... Trong hoạt động này,
cần dựa vào các khung kiểm soát rủi ro của mỗi
loại hình nghiệp vụ, kết hợp kinh nghiệm và thực
tế... để chi tiết các nội dung và cách thức kiểm tra,
kiểm soát rủi ro.
Từ kinh nghiệm thực tế, kiểm tra kế toán có
thể nhận diện một số rủi ro, biểu hiện qua những
trường hợp cơ bản sau đây:
- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách: Rủi ro liên
quan đến việc lợi dụng, giả mạo hồ sơ chứng từ; kê
khai Bảng kê chi tiết, tổng hợp và chứng từ thanh
toán; rủi ro trong công tác đối chiếu số liệu, báo
cáo...
- Đối với các đơn vị nghiệp vụ (KBNN, ngân
hàng, cơ quan thu): Đối với các đơn vị KBNN, ngoài
rủi ro liên quan đến đơn vị sử dụng ngân sách đã
nêu, còn có rủi ro trong thanh toán; sử dụng tài
khoản trung gian; thực hiện sai chế độ, sai quy định
của pháp luật nhà nước về thu chi NSNN... Đối với
các ngân hàng, có thể xuất hiện các rủi ro liên quan
đến hoạt động thanh toán với KBNN; trong phối
hợp thu NSNN; đối chiếu với KBNN, cơ quan thu...
Đối với cơ quan thu, rủi ro trong công tác quản lý,
đối chiếu số liệu thu NSNN đối với mỗi chứng từ
thu hoặc Bảng kê, Báo cáo thu NSNN.
- Đối với cơ quan phân bổ dự toán: Rủi ro xảy
ra trong công tác phân bổ sai dự toán; kiểm tra, đối
chiếu số liệu...
Trong các nội dung nêu trên, cần xác định rõ
phương pháp kiểm tra, xác định mẫu được chọn
ngẫu nhiên hay tập trung vào các thời điểm quan
trọng như thời điểm cuối năm, hoặc đối với các đơn
vị có lượng giao dịch phát sinh lớn... Kết hợp với
sự rà soát qua các công cụ khác nhau như: Rà soát
số liệu trên báo cáo, số liệu tổng hợp trên hệ thống
ứng dụng... để sàng lọc trước các nghi vấn nhằm
tăng tính tập trung, trọng điểm và hiệu quả công tác
kiểm tra, phòng ngừa.
Nói cách khác, trên cơ sở nội dung kiểm tra, quy
trình kiểm tra kế toán NSNN và hoạt động nghiệp
vụ KBNN cần xác định rõ những phương pháp, cách
thức, những nội dung cần tập trung kiểm tra để việc
kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hạn
chế nhất định về thời gian và nhân sự kiểm tra.
Bốn là, chuẩn bị các điều kiện hậu cần khác liên quan
đến kiểm tra.
Sau khi xác định các nội dung nêu trên, cần có kế
hoạch và bố trí hợp lý về nhân sự, thời gian... cho
mỗi cuộc kiểm tra. Tùy từng tính chất và yêu cầu đã
nêu để xác định nhân sự cho phù hợp về số lượng và
chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Việc kiểm tra có
thể kết hợp giữa các đơn vị chuyên môn của cấp trên
hoặc chỉ đơn vị chuyên trách. Cần chuẩn bị trước về
trọng tâm kiểm tra trên cơ sở số liệu đã nắm bắt tại
cấp trên qua báo cáo, hoặc sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin để rà soát trước các nghi ngờ...
Thời gian tới cần tập trung hơn nữa vào một số
nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất,
tiếp tục nâng cao nhận thức và sự quan
tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, các đơn
vị liên quan về công tác kiểm tra kế toán NSNN
So với trước, công tác kiểm tra kế toán hiện nay
đã có sự thay đổi về yêu cầu, cách thức, đảm
bảo sự tuân thủ pháp luật về kế toán NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN, sự trung thực,
chính xác của thông tin kế toán, gắn với mục
tiêu của kiểm tra kế toán.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...116
Powered by FlippingBook