TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 35

36
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
hoạt động nghiệp vụ KBNN; tăng cường sự phối
hợp chặt chẽ giữa KBNN và các đơn vị có liên quan
trong công tác kế toán và kiểm tra kế toán... Đây là
vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định
đến hiệu quả công tác kiểm tra kế toán NSNN và
hoạt động nghiệp vụ KBNN. Do vậy, trước mắt,
cần thống nhất nhận thức và khẳng định vai trò
quan trọng của công tác kiểm tra và tự kiểm tra kế
toán, tránh tình trạng một số nơi còn coi nhẹ vai
trò công tác kiểm tra hoặc kiểm tra không thường
xuyên, liên tục, gây nên hậu quả đáng tiếc.
Đối với các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân
bổ dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách có liên quan,
cần đặc biệt lưu ý vai trò phối hợp với KBNN và các
đơn vị nghiệp vụ liên quan trong công tác kiểm tra
và tự kiểm tra, đặc biệt là vai trò của thủ trưởng đơn
vị. Thực tế cho thấy, một số rủi ro đã phát sinh tại
nơi nào thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm sâu sắc
đến công tác kế toán nói chung và chi tiêu NSNN,
giao dịch, đối chiếu với KBNN nói riêng. Ngoài ra,
KBNN, ngân hàng và cơ quan thu cần phối hợp chặt
chẽ trong công tác đối chiếu dữ liệu thu, chi thanh
toán... hàng ngày theo quy định và tổ chức các cuộc
kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo an toàn tiền, tài sản.
Thứ hai,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính
sách liên quan đến công tác kế toán NSNN và hoạt
động nghiệp vụ KBNN làm căn cứ cho công tác
kiểm tra. Hệ thống cơ chế chính sách liên quan là
kim chỉ nam cho nghiệp vụ kế toán và là căn cứ để
kiểm tra công tác kế toán tại các đơn vị KBNN. Theo
đó, cần nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 61/2014/
TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng
dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong
điều kiện áp dụng Hệ thống TABMIS; Quyết định
số 858/QĐ-KBNN ngày 15/10/2014 của Tổng Giám
đốc KBNN về việc ban hành Quy chế bảo quản, lưu
trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán của hệ thống KBNN
trong điều kiện vận hành Hệ thống TABMIS; Quyết
định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng
Giám đốc KBNN về việc ban hành quy trình kiểm
soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống...
Thứ ba,
đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện
công cụ kiểm tra kế toán NSNN và hoạt động
nghiệp vụ KBNN, bao gồm cả ứng dụng tin học
trong việc ngăn ngừa, phát hiện từ xa. Trước hết,
cần định hình để ban hành khung kiểm soát rủi ro
chi tiết theo từng loại hình đơn vị, từng nghiệp vụ
nêu trên, từ đó xây dựng bộ tài liệu về quy trình
kiểm tra kế toán và các tài liệu làm căn cứ kiểm
tra riêng tương ứng với mỗi phần hành nghiệp vụ
kế toán. Việc xây dựng bộ quy trình kiểm tra và
tài liệu tham chiếu cho mỗi phần hành nghiệp vụ
kiểm tra có ý nghĩa quan trọng như một công cụ
hữu hiệu giúp cán bộ kiểm tra tham chiếu căn cứ
pháp lý liên quan đến nội dung kiểm tra. Đồng
thời, cần nắm vững các bước cơ bản để bắt đầu
kiểm tra một phần hành kế toán nào đó. Điều này
giúp việc kiểm tra chủ động và tránh việc bỏ sót
một số bước, một số phần hành hoặc nghiệp vụ
quan trọng trong mỗi cuộc kiểm tra.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc ứng dụng tin học
hóa trong việc xây dựng ứng dụng tập trung để ngăn
ngừa, phát hiện từ xa để ngăn chặn những sai phạm.
KBNN cần khẩn trương hoàn thiện ứng dụng hỗ trợ
giám sát từ xa trên cơ sở báo cáo, giao dịch hàng ngày
trên các hệ thống ứng dụng. Ví dụ như kiểm tra các
bút toán, các ràng buộc giữa các tài khoản, nhất là
các tài khoản về tiền, tài sản, các tài khoản thể hiện
quan hệ thanh toán với hệ thống các ngân hàng, các
tài khoản trung gian của hệ thống; các giao dịch đáng
ngờ... Đây là một kênh hữu hiệu để phát hiện, phòng
ngừa các sai sót, vi phạm.
Thứ tư,
hoàn thiện, nâng cao hơn nữa năng lực,
trình độ và số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
kiểm tra kế toán, bao gồm cả cán bộ kiểm tra tại
chỗ. Để làm được điều này cần tiếp tục hoàn thiện
tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra
kế toán NSNN và phải là những cán bộ có sự độc
lập, khách quan và chính trực, có trình độ, năng
lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, được đào
tạo, bồi dưỡng bài bản... Ngoài ra, cần tiếp tục chú
trọng việc lựa chọn, bồi dưỡng và phân công cán
bộ tham gia công tác kiểm tra, đảm bảo về cả chất
lượng và số lượng.
Việc thực hiện tốt các nội dung trên sẽ góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra kế
toán tại các đơn vị KBNN, cũng là góp phần vào
việc nâng cao chất lượng công tác kế toán NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN, giúp hệ thống
KBNN và các đơn vị liên quan đảm bảo tuyệt đối
an toàn tiền, tài sản của Nhà nước và thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý tài
chính, ngân sách.
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN;
2. Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng
ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Hệ thống TABMIS;
3. Quyết định số 858/QĐ-KBNN ngày 15/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN về
việc ban hành Quy chế bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán của hệ
thống KBNN trong điều kiện vận hành TABMIS;
4. Quyết định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN về
việc ban hành quy trình kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...116
Powered by FlippingBook