TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 40

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
41
khác nhau… Nhìn chung, một cơ sở giáo dục đại
học, dù theo cơ chế tài chính nào thì yêu cầu tối
thiểu để tồn tại và phát triển là phải cân đối được
thu – chi, thu phải bù đắp được chi và phải có tích
lũy. Do vậy, nhận diện các hoạt động làm phát
sinh chi phí; phân tích, xác định các cách phân
loại chi phí; vận dụng kế toán quản trị vào công
tác quản lý tại các trường đại học công lập là cần
thiết, phù hợp với xu thế hiện nay.
Chi phí được hiểu là giá trị của một nguồn lực
bị tiêu dùng trong hoạt của tổ chức để đạt được
một mục đích nào đó. Bản chất chi phí là phải mất
đi để đổi lấy kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vất
chất hoặc không có dạng vật chất. Tùy vào mục
đích sử dụng thì chi phí sẽ được phân loại theo các
tiêu thức khác nhau nhằm phục vụ các thông tin
dưới nhiều góc độ khác nhau phục vụ cho việc ra
quyết định của nhà quản lý. Tuy nhiên, phân loại
chi phí tại các trường đại học công lập hiện nay chủ
yếu theo mục lục ngân sách nhà nước. Việc phân
loại này chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị của
ban lãnh đạo cũng như phục vụ cho việc tính giá
thành dịch vụ đào tạo. Ngay cả việc phân tích biến
động chi phí so với dự toán cũng chưa được các
trường chú trọng, điều này làm hạn chế việc kiểm
soát chi phí và công tác đánh giá hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
Kế toán chi phí tại các trường đại học công lập tự chủ
Nhằm phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát
chi phí và phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối
lượng công việc, giúp các đơn vị đại học công lập
đưa ra những quyết định đúng về xác định quy mô
đào tạo, tính giá thành dịch vụ đào tạo… công tác
kế toán quản trị chi phí tại các trường đại học công
lập tự chủ về tài chính cần lưu ý những vấn đề sau:
Về phân loại chi phí
Hiện nay, chi phí tại các trường đại học công lập
được phân loại theo mục lục ngân sách, cho nên
mới chỉ đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản
lý chứ chưa đáp ứng yêu cầu quản trị. Trong khi,
hoạt động của nhà trường lại luôn thay đổi qua các
năm, do đó, để đánh giá được ảnh hưởng của chi
phí tới công tác hoạch định, kiểm soát, nhà quản lý
cần phải làm rõ mối quan hệ giữa chi phí với hoạt
động. Theo yêu cầu này, chi phí nên được phân loại
thành biến phí và định phí. Trong đó, biến phí được
xác định là những chi phí mà tổng của nó sẽ thay
đổi khi số lượng sinh viên thay đổi nhưng sẽ không
đổi khi tính cho một sinh viên và có liên quan trực
tiếp đến hoạt động đào tạo sinh viên.
Biến phí bao gồm: Tiền lương trả cho giảng
viên giảng dạy trực tiếp theo giờ giảng; chi phí đồ
dùng, dụng cụ dùng học tập. Định phí được xác
định là những chi phí không biến đổi khi số lượng
sinh viên thay đổi và sẽ thay đổi nếu tính cho một
sinh viên như: Tiền lương trả cho giảng viên hàng
tháng theo ngạch, bậc; Tiền lương trả cán bộ quản
lý, nhân viên phục vụ hoạt động đào tạo; Chi phí
khấu hao thiết bị giảng dạy, khấu hao phòng học,
phòng máy; Chi phí dụng cụ văn phòng, chi phí
đào tạo cán bô, nhân viên, giảng viên; Học bổng
cho sinh viên…
Đối với một số trường hợp chi phí hỗn hợp (vừa
là định phí vừa là biến phí), thì có thể sử dụng
phương pháp cực đại, cực tiểu để tách ra biến phí
và định phí.
Về đối tượng tập hợp chi phí
Các trường đại học công lập tự chủ hiện nay có
chủ trương đào tạo nhiều ngành với đa dạng hình
thức đào tạo như: đại học, cao đẳng và trung cấp
theo hệ chính quy, liên thông, tại chức… do đó, đối
tượng tập hợp chi phí cần tập hợp theo từng bậc đào
tạo và từng hệ đào tạo.
Đối với đối tượng tính chi phí, kỳ tính chi phí
đào tạo và phương pháp tính chi phí đào tạo, nên
xác định là sinh viên của từng bậc và từng hệ đào
tạo. Kỳ tính chi phí đào tạo phù hợp cho các trường
sẽ được lựa chọn là năm học. Đối với các trường đã
xây dựng được định mức chi phí đào tạo cho một
sinh viên thì chi phí đào tạo (giá thành đào tạo) sẽ
được tính theo phương pháp tỷ lệ, nếu chưa xây
dựng được định mức thì tính theo phương pháp
trực tiếp.
Về quy trình kế toán chi phí đào tạo
Nhìn chung, quy trình kế toán chi phí đào tạo tại
các trường đại học công lập tự chủ tài chính có thể
thực hiện tương tự như đối với các DN sản xuất sản
phẩm, tuy nhiên có sự khác biệt đó là sẽ không có
sản phẩm dở dang cuối kỳ, vì kết quả đào tạo được
tính cho từng năm học. Có thể tóm tắt quy trình này
bao gồm 3 bước như sau:
Quy trình kế toán chi phí đào tạo tại các trường
đại học công lập tự chủ tài chính có thể thực
hiện tương tự như đối với các doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm, tuy nhiên có sự khác biệt
đó là sẽ không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, vì
kết quả đào tạo được tính cho từng năm học.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...116
Powered by FlippingBook