TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 41

42
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Bước 1:
Tập hợp chi phí thực tế phát sinh theo
biến phí và định phí cho từng bậc đào tạo và hệ
đào tạo.
Bước 2:
Tổng hợp các chi phí đã phát sinh và tiến
hành phân bổ những chi phí phát sinh chung cho
các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ có
thể lựa chọn là số lượng sinh viên của từng bậc, hệ
đào tạo.
Bước 3:
Tính giá thành sản phẩm đào tạo hoàn
thành theo bậc và hệ đào tạo.
Về phân tích biến động chi phí
Sau khi xác định được chi phí thực tế phát sinh
theo 2 yếu tố là biến phí và định phí, tiếp tục thực
hiện việc so sánh số liệu này với dự toán ban đầu đã
lập để chỉ ra sự biến động của chi phí, từ đó phân
tích, tìm ra nguyên nhân của biến động và đưa ra
các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Thực
tế các trường đại học công lập tự chủ tài chính hiện
nay đã thực hiện việc lập dự toán theo quy định và
yêu cầu của các cơ quan quản lý, tuy nhiên công tác
này chỉ thực hiện đối với các khoản chi theo mục
lục ngân sách nhà nước. Vì vậy, để phục vụ cho việc
phân tích sự biến động của chi phí, đòi hỏi dự toán
phải được lập bắt đầu từ các phòng ban và chi tiết
cho từng nội dung chi, chẳng hạn như:
- Phòng tổ chức hành chính: Căn cứ vào số
lượng cán bộ viên chức, người lao động và dự kiến
số lượng tăng, giảm trong năm kế hoạch cung cấp
cho bộ phận lập dự toán tổng hợp, cụ thể là phòng
kế toán, để bộ phận này dự toán tiền lương và các
khoản thu nhập theo lương.
- Phòng quản trị thiết bị: Căn cứ vào tình hình và
nhu cầu sử dụng tài sản của đơn vị để dự toán kinh
phí sửa chữa tài sản, kinh phí mua sắm tài sản cho
năm kế hoạch.
- Thư viện: Căn cứ vào số lượng đầu
sách hiện còn, số lượng sinh viên năm
kế hoạch và danh mục, loại sách, tạp
chí chuyên ngành cần thiết cho giảng
viên, sinh viên tham khảo do các khoa,
bộ môn gửi về sẽ tiến hành lập dự toán
cho năm tiếp theo.
- Phòng đào tạo: Căn cứ số lượng
sinh viên hiện tại và số lượng sinh viên
dự kiến tuyển sinh để lập dự toán tổng
số lượng sinh viên của năm kế hoạch để
lập dự toán các khoản chi phục vụ học
tập và giảng dạy….
Nói chung, thực hiện lập dự toán từ
các bộ phận trong đơn vị, các trường mới
thu hút và tập trung được trí tuệ cũng
như kinh nghiệm của các phòng ban
khác nhau vào quá trình lập dự toán. Theo đó, các
khoản chi mới được dự toán một cách chi tiết với
số liệu có độ tin cậy cao, đáp ứng cho việc phân tích
biến động chi phí. Thông qua phân tích tình hình
biến động của chi phí, các trường đại học công lập tự
chủ mới có thể xác định được các khả năng tiềm tàng,
các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến
sự tăng, giảm chi phí, thông qua đó xác định các xu
hướng và giải pháp để kiểm soát chi phí.
Tóm lại, cơ chế tự chủ là xu thế tất yếu, đáp ứng
yêu cầu của quy luật phát triển. Vì vậy, các trường
đại học buộc phải thích nghi và muốn tồn tại, phát
triển trong môi trường mới này thì việc vận dụng kế
toán quản trị chi phí là hết sức cần thiết, góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị, khắc phục
các vấn đề về lãng phí, về những hoạt động chưa
hiệu quả trong môi trường công, giúp cho đơn vị
ngày càng phát triển mạnh và bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án thí điểm đổi mới thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đối với một số trường đại học công lập, 2011;
2. Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới
cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục công lập giai đoạn 2014-2017;
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 về quy
định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011), Kế toán quản trị, NXB Lao động;
5. Huỳnh Lợi (2010), Kế toán quản trị, NXB Phương Đông;
6. Lê Quốc Diễm (2013), Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học
lao động xã hội (cơ sở 2), Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh;
7. Trần Đức Chung, 2016, Kế toán quản trị đối với đơn vị sự nghiệp công lập
trong nền kinh tế hội nhập, Tạp chí tài chính, Kỳ II tháng 7/2016;
8. Phạm Văn Trường, Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công lập, Tạp
chí Tài chính, tháng 7/2013.
HÌNH: QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO GIAO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Nguồn: Phạm Văn Trường (2013)
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...116
Powered by FlippingBook