TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 5

6
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
ngày càng quan trọng của các DN toàn cầu nhờ
những lợi ích mà nó mang lại. Kinh tế chia sẻ giúp
tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu
quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên
xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm
dịch vụ. Mô hình kinh tế chia sẻ cũng được kỳ vọng
mang lại nhiều cơ hội phát triển khi người tiêu dùng
có thể tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản
mà họ không sở hữu và không có điều kiện sở hữu
riêng, trong khi đó, người sở hữu tài sản có cơ hội
để tăng thêm thu nhập. Mô hình kinh tế chia sẻ đã
tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các loại hình kinh
doanh truyền thống, thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao
chất lượng các hoạt động kinh tế nói chung. Đồng
thời, mô hình này đem đến lợi ích cho không chỉ các
nền kinh tế, các DN mà còn tác động tích cực đến
đời sống từng cá nhân, giúp nhiều người tận dụng
tốt hơn những thành tựu công nghệ thông tin để
tối đa hoá lợi ích từ những nguồn lực có sẵn, thông
qua việc chia sẻ, tận dụng các nguồn lực dư thừa
của nhau. Do đó, mô hình kinh tế chia sẻ trong thời
đại công nghệ 4.0 sẽ giúp cho người tiêu dùng có
thể chia sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa
của nhau như nhà cửa, xe cộ, vật dụng… thay vì
phải chi phí đầu tư mới cho việc mua sắm, sở hữu
tài sản đó.
Tiềm năng và thách thức phát triển
kinh tế chia sẻ đối với Việt Nam
Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mô hình
kinh tế chia sẻ bắt đầu được đề cập nhiều hơn. Khái
niệm “kinh tế chia sẻ” xuất hiện và trở nên phổ
biến hơn từ khi Công ty Uber và Grab bắt đầu cung
ứng dịch vụ taxi công nghệ. Tiếp đó là sự xuất hiện
của hàng loạt start-up trong nước như: Ahamove.
com, jupviec.vn, dobody… những minh chứng cho
những lợi ích mà mô hình này đem lại. Một khảo
sát mới công bố của công ty Nielsen cũng cho thấy,
kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt
Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, cứ 4 người Việt
phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối
cảnh khó khăn. Điều gây ngạc nhiên sau đó là việc
“chia sẻ” những tài nguyên có sẵn cùng với sự hỗ
trợ của các ứng dụng công nghệ đã đem lại cho nhà
cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài
nguyên nhiều lợi ích và khoản lợi nhuận khổng lồ,
khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát
triển vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu
Âu và toàn thế giới. Sự thành công của nền kinh tế
chia sẻ nằm ở khả năng tái phân bổ nguồn lực dưới
mức sử dụng để sử dụng hiệu quả hơn.
Theo khảo sát của ECNS (Trung Quốc), quy mô
của thị trường kinh tế chia sẻ năm 2015 tại Trung
Quốc đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ Nhân dân tệ (hơn
152,8 tỷ USD). Tại Mỹ, tổng giá trị các DN tham gia
loại hình kinh tế chia sẻ đến nay đạt trên 463,9 tỷ
USD, chiếm hơn 3% GDP nước Mỹ. Ở Nhật Bản,
doanh thu của lĩnh vực này vẫn còn khá nhỏ, nhưng
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này
cũng đưa ra dự báo doanh thu toàn cầu của nền
kinh tế chia sẻ có tiềm năng tăng nhanh từ 15 tỷ
USD hiện nay lên tới khoảng 335 tỷ USD trong thời
gian tới.
Theo Investopedia, mô hình kinh tế chia sẻ có thể
có nhiều hình thức nhưng hiện nay thường có điểm
chung là sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp
cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính
quyền, từ đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực
thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng
các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Trong
nền kinh tế chia sẻ, có 3 yếu tố cơ bản cho phép
chia sẻ các nguồn lực, các hàng hóa và dịch vụ mới
cũng như các ngành mới, cụ thể: Hành vi của khách
hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ
sở hữu đến chia sẻ; Các mạng xã hội trực tuyến và
thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu
dùng; Các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử
làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các
dịch vụ thuận tiện hơn.
Nền kinh tế chia sẻ đã trở thành một khía cạnh
BẢNG 1. CÁC NỀN TẢNG CƠ BẢN THAM GIA VÀO NỀN KINH TẾ CHIA SẺ
STT
Nền tảng
Nội dung
1 Nền tảng hợp tác
Các công ty cung cấp không gian làm việc chung cho những người tự do, doanh nhân và
nhân viên làm việc ở nhà ở các khu vực đô thị lớn
2 Các nền tảng cho vay ngang hàng
Các công ty cho phép các cá nhân cho vay với các cá nhân khác với mức giá thấp hơn các
khoản vay được cung cấp thông qua các tổ chức tín dụng truyền thống
3 Nền tảng th i trang
Trang web cho phép các cá nhân bán hoặc cho thuê quần áo
4 Nền tảng tự do
Các trang web cung cấp để kết hợp nhân viên tự do trên một phạm vi rộng, từ công việc
tự do truyền thống đến các dịch vụ truyền thống dành cho người chăm sóc
Nguồn: Investopedia
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...116
Powered by FlippingBook