TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 52

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
53
các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều
biến động.
Một số vấn đề tài chính
của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam
Trong những năm qua, doanh thu của các DNTS
liên tục tăng ở nước ta. Đây là tín hiệu cho thấy, sản
phẩm của các DN được các thị trường đón nhận và
khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
và nước ngoài của các DN có xu hướng tốt dần lên.
Tuy nhiên, lợi nhuận thuần sau thuế của các
DNTS lại có dấu hiệu giảm dần. Riêng năm 2014,
lợi nhuận tăng cao nhất so với 5 năm. Thực tế đây
là năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt được
nhiều thành công. Các DN gặp nhiều thuận lợi
trong hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Đến năm 2015, lợi nhuận lại sụt giảm mạnh trong
khi doanh thu có tăng. Năm 2016, doanh thu và lợi
nhuận bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại tuy vẫn còn
thấp (Bảng 1). Năm 2016, lợi nhuận chỉ còn khoảng
67,7% so với năm 2012, 32% so với năm 2014.
Tổng tài sản của các DN không ngừng tăng lên
trong các năm, thể hiện ở việc các DN tích cực đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh cả chiều rộng và chiều
sâu. Tổng tài sản năm 2016 tăng 45,6% so với năm
2012. Việc gia tăng tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn,
năm 2016 tăng 54% so với 2012. Điều này cho thấy,
DN vẫn đang đầu tư ngắn hạn nhiều, thiếu những
đầu tư dài hạn theo chiều sâu. Sự gia tăng tài sản
được tài trợ bằng việc gia tăng các khoản nợ phải trả
vì tốc độ gia tăng nợ vay nhanh và liên tục qua các
năm (Bảng 3). Trong khi DN thuộc hai ngành còn lại
có tỷ lệ nợ vay khá ổn định. Điều này chỉ ra rằng,
các DN đang sử dụng đòn bẩy tài chính với độ bẩy
có xu hướng tăng. Tăng vay nợ để tài trợ nhu cầu
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng bộ số liệu về tình hình tài chính
của 54 doanh nghiệp thủy sản (DNTS) điển hình
ở Việt Nam (trong đó có 17 DN niêm yết trên thị
trường chứng khoán), tính từ năm 2012 đến cuối
năm 2016 làm cơ cở dữ liệu chính. Trên cơ sở tính
toán các chỉ tiêu cần thiết phản ánh kết quả sản xuất
kinh doanh, bài viết so sánh tình hình chung của
DNTS với DN của ngành khác để đánh giá khách
quan hơn, từ đó, tìm ra lý do vì sao các DN có kết
quả giảm sút.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống
kê mô tả, nghiên cứu Case study tìm dẫn chứng
thực tế, phân tích, so sánh đánh giá để chỉ ra vì sao
MỘT SỐVẤNĐỀ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANHNGHIỆP THỦY SẢNVIỆT NAM
NCS. MAI THỊ DIỆU HẰNG *
Hiện nay, tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khá thấp so với một số ngành khác,
điều này có đồng nghĩa với việc kinh doanh thiếu ổn định? Vì sao doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại biến
động giảm? Để giải đáp các câu hỏi này, bài viết nghiên cứu kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
thủy sản trong giai đoạn từ 2012-2016 qua việc phân tích các tình huống thực tế phát sinh tại một số
doanh nghiệp điển hình và đưa ra một số khuyến nghị tới các doanh nghiệp.
Từ khóa: Kết quả kinh doanh, phát triển, khả năng sinh lời, doanh nghiệp thủy sản
Practice shows that the profitability of the
seafood producers and exporters in Vietnam
is lower than other sectors. Is it the result of
instable business? Or the reason why turnover
increases but profit reduces? To answer these
questions, the author investigates the business
results of the seafood producers and exporters
for the period of 2012-2016 by analyzing the
case studies at some typical companies and
then makes recommendations towards these
companies.
Keywords: Business results, development, profitability
Ngày nhận bài: 5/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 19/4/2018
Ngày duyệt đăng: 24/4/2018
*Email:
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...116
Powered by FlippingBook