TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 55

56
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
cảm nhận, tinh thần) của người tiêu dùng, khách
hàng thông qua những hoạt động tạo ra lợi ích,
hình ảnh, hình tượng, giá trị, cá tính, cảm xúc...
nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng, qua đó thu
lại giá trị cho DN sở hữu thương hiệu. Quản trị
thương hiệu cũng có thể hiểu là sự duy trì vị
thế của thương hiệu trên thị trường. Một thương
hiệu có thể nổi tiếng trong thời gian này nhưng
cũng có thể không còn được tin tưởng trong thời
gian sau. Chính vì vậy, mỗi DN cần duy trì, “bảo
dưỡng” thương hiệu của mình thường xuyên để
không làm mất đi niềm tin từ phía khách hàng.
Nói cách khác, DN cần chú trọng vào công tác
quản trị thương hiệu. Quản trị thương hiệu sẽ
giúp thương hiệu trở nên ổn định, không làm
mất đi giá trị của chúng dù phải thay đổi môi
trường kinh doanh.
Quản trị thương hiệu “tích hợp” đầu cuối những
hệ thống quản trị chất lượng, quản trị marketing,
quản trị sáng tạo thương hiệu và đột phá marketing,
quản trị hệ thống cung ứng và hệ thống phân
phối (kể cả hậu cần), quản trị hệ thống thông tin
marketing và hệ thống thông tin tích hợp.
Hiện nay, tại các tập đoàn lớn hàng đầu trên
thế giới, thương hiệu được xác định là một tài sản
vô hình đóng góp một phần gia tăng quan trọng
trong tổng giá trị của DN, là một lợi thế cạnh
tranh mang tính sống còn của DN. Do vậy, quản
trị thương hiệu được xác định là việc hệ trọng
thuộc phạm vi trách nhiệm của cấp lãnh đạo cao
nhất trong DN.
Thực trạng quản trị thương hiệu ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều thương hiệu DN mạnh đã
và đang vươn tầm chinh phục thị trường quốc
Vấn đề chung về quản trị thương hiệu
Thương hiệu là một phần quan trọng trong khối
tài sản của doanh nghiệp (DN), giá trị của thương
hiệu có thể chiếm tới 70% tổng tài sản của một DN,
thậm chí có những thương hiệu trở thành vô giá.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương hiệu là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của
bất cứ DN ở quy mô nào, lĩnh vực nào. Đây chính là
nguyên nhân, việc quản trị thương hiệu luôn được
các DN quan tâm đặt lên hàng đầu.
Theo các chuyên gia, quản trị thương hiệu là
quản trị quá trình tạo ra và đáp ứng nhu cầu (cả
về mặt lợi ích sản phẩm lẫn khía cạnh cảm xúc,
NÂNG CAOQUẢNTRỊ THƯƠNGHIỆU
DOANHNGHIỆPVIỆT NAMTRONGBỐI CẢNHHIỆNNAY
ThS. VŨ ĐẠI ĐỒNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp *
Thực tế chỉ ra rằng, việc xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu là nhu cầu thiết thực đối với mọi loại
hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị và phát triển thương hiệu doanh nghiệp một cách bền vững nhằm
tạo dựng, duy trì lợi thế cạnh tranh đã và đang là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bài viết trao đổi về thực trạng quản trị và phát triển thương hiệu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Quản trị thương hiệu, quản trị marketing, tài sản vô hình, doanh nghiệp
Practice shows that the brand building,
development and management are realistic
demand for every enterprise. But sustainable
brand management and brand development
to create and maintain the competitive
advantages are the real challenges for most
of the Vietnam’s enterprises. This paper
exchanges views on the practical situation of
brand management and brand development in
Vietnam, it also presents measures to improve
the effectiveness of these processes.
Keywords: Brand management, marketing management,
intangible assets, enterprises
Ngày nhận bài: 7/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 20/4/2018
Ngày duyệt đăng: 24/4/2018
*Email:
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...116
Powered by FlippingBook