TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 57

58
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
trọng của thương hiệu chưa đúng mức, đã xem
nhẹ việc quản trị khối tài sản vô hình này, dẫn
đến thương hiệu của DN bị giảm sút giá trị một
cách nhanh chóng.
Một số đề xuất, kiến nghị
Quản trị thương hiệu sẽ giúp DN tạo vị thế trên
thị trường, đồng thời mang đến nhiều giá trị về
mặt xã hội lẫn kinh tế cho DN. Quản trị thương
hiệu là chìa khóa nâng cao sức cạnh tranh cho DN,
do vậy, cần chú trọng một số nội dung như:
Thứ nhất,
cần thay đổi nhận thức cho DN về vấn
đề quản trị thương hiệu. Với sự phát triển mạnh
mẽ của hội nhập, giá trị thương hiệu ngày càng
được coi trọng và là chìa khóa cho sự phát triển
bền vững của DN. Do vậy, lãnh đạo DN cần thực
hiện nhất quán về quản trị thương hiệu DN từ lãnh
đạo cấp cao đến đội ngũ nhân viên. Bên cạnh việc
điều hành kinh doanh hàng ngày, các nhà quản
trị DN cần dành thời gian cho hoạt động quản trị
thương hiệu, coi đây là yêu cầu bắt buộc trong công
tác điều hành.
Thứ hai
, định kỳ đo lường, kiểm soát “sức
khỏe” thương hiệu để kịp thời điều chỉnh chiến
lược kinh doanh nói chung và chiến lược thương
hiệu nói riêng. Việc đánh giá kiểm soát thương
hiệu cần thực hiện trong khoảng thời gian nhất
định, tuỳ vào độ lớn chiến dịch, nhằm đánh giá
chính xác tình trạng hiện tại
của thương hiệu DN. Trong đó,
cần tập trung vào các hoạt động
chính như: Đánh giá tình trạng
thương hiệu (bên trong, bên
ngoài, hệ thống thương hiệu);
Đánh giá hiệu quả thông qua
KPI của các hoạt động truyền
thông thương hiệu...
Thứ ba,
đầu tư nguồn lực (gồm
tài chính và nhân lực) thích đáng
cho hoạt động phát triển và quản
trị thương hiệu. Dù có một thực
tế rằng, hiện nay phần lớn DN
Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa
nên nguồn lực dành cho quản trị
thương hiệu chưa nhiều, song
với hoạt động quản trị thương
hiệu, vấn đề cải thiện nguồn lực
là không thể không làm. Điều
quan trọng hiện nay là cần xác
định ở mức độ hợp lý, cho từng
giai đoạn cụ thể.
Thứ tư,
thường xuyên triển
khai các hoạt động marketing trong kế hoạch truyền
thông thương hiệu. Với sự bùng nổ của công nghệ
và cạnh tranh hiện nay, khách hàng thường dễ bị
phân tán, do dành sự quan tâm cho những thương
hiệu quảng bá, truyền thông tốt trên thị trường.
Do đó, hoạt động marketing, truyền thông cho
thương hiệu cũng rất quan trọng. DN có thể tận
dụng nguồn lực của mình để thực thi hoặc có thể
thuê từng đối tác chuyên nghiệp để truyền thông
từng kênh riêng biệt.
Thứ năm,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin vào hoạt động quản trị thương hiệu. Cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số hiện nay cho
phép các DN tiếp cận đến người tiêu dùng dễ dàng.
Điều này cũng giúp cho việc quảng bá, quản trị
thương hiệu DN dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Quang Lộc (2017), Quản trị thương hiệu là nhu cầu thiết thực của DN,
Báo Công Thương điện tử;
2. Đỗ Hoa (2013), Hệ thống quản trị thương hiệu công ty;
3. Quản trị nhận diện thương hiệu, yếu tố sống còn của DN, Truy cập từ:
song-con-cua-doanh-nghiep-b429.php;
4. Hoàng Danh Dũng (2016), Quản trị thương hiệu là gì? Trang thông tin Quản
trị marketing;
5. Một số website: quantrimarketing.vn, vacd.vn, dddn.com.vn…
BẢNG 1: CÁCH THỨC QUẢN TRỊ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
STT Cách thức
Nội dung
1 Quản trị
logo
Quản trị logo trong hệ thống nhận diện thương hiệu là đảm bảo
logo được sử dụng chính xác, hiển thị rõ ràng trong mỗi điểm chạm
và hiệu quả trong việc gia tăng khả năng gợi nh c. Khi thấu hiểu
những nguyên t c quản trị logo giúp kiểm soát được rủi ro và trang
bị tốt khả năng ứng dụng logo trong mọi tình huống cụ thể.
2 Quản trị
màu sắc
Màu s c là phần cốt lõi không thể thiếu trong quá trình ghi dấu
nhận diện thương hiệu và cũng là trợ thủ đ c lực góp phần tạo
nên ấn tượng về cảm xúc cho khách hàng. Màu s c ch gợi nh c
thương hiệu DN hiệu quả khi nó được liên kết với tâm trí người
dùng. Liên kết có được là từ kết quả của quá trình liên tục xuất
hiện, lặp đi lặp lại một cách nhất quán.
3 Quản trị
hình ảnh
Hình ảnh là một yếu tố quan trọng tạo nên cảm xúc cho những câu
chuyện liên quan đến thương hiệu. Để thể hiện chính xác thông điệp,
hình ảnh cần được ghi ấn s c nét về cả lý tính và cảm tính. Ngay cả
trong các chiến dịch truyền thông hình ảnh cũng phải lột tả được
thông điệp mà thương hiệu muốn đem đến cho khách hàng.
4 Quản trị
font chữ
Mỗi thương hiệu ch nên sử dụng một hoặc hai font chữ. Thông
thường để đảm bảo tính chất đồng bộ các thương hiệu sẽ có bộ
quy t c sử dụng của nó. Ví dụ: chữ in hoa, in đậm thường dùng
cho tiêu đề. Chữ thường, chữ in nghiêng sử dụng cho nội dung...
5 Quản trị
bố cục
Bố cục liên quan đến vị trí và kích thước của các yếu tố như: tiêu
đề, nội dung, hình ảnh, logo và các yếu tố đồ họa hỗ trợ. Khả năng
tiếp nhận một thông điệp thường bị ảnh hưởng bởi một số các
đặc trưng liên quan đến vị trí của các yếu tố nhận diện b ng thói
quen nhãn quan...
Nguồn: getflycrm
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...116
Powered by FlippingBook