TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 59

60
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
trạng DNTN có quy mô nhỏ, hoạt động chưa hiệu
quả, số lượng DNTN giải thể, tạm ngừng kinh
doanh vẫn tăng cao hàng năm... được các chuyên
gia kinh tế lý giải là do hiện nay có nhiều rào cản
đối với sự phát triển của các DN này. Cụ thể, theo
Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên
2017 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố,
có 4 rào cản chủ yếu tác động, ngăn cản sự phát
triển của DN, cụ thể:
Thứ nhất,
khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng
của các DN hạn chế: Đây là rào cản lớn đối với các
DN nói chung, đặc biệt là DNNVV. Số liệu của Ban
Kinh tế Trung ương cho thấy, nguồn vốn cho khu
vực tư nhân chủ yếu là nguồn tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng dành cho DNTN đang
giảm dần, từ mức 60% tổng dư nợ năm 2011 xuống
còn khoảng 51% năm 2015 và ở mức 41% năm 2017.
Trong khi đó, theo kết quả điều tra của Ngân hàng
Thế giới, có 24,7% DN Việt Nam năm 2015 coi tiếp
cận tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến cho DN
không phát triển được.
Các DN Việt Nam hiện vẫn phải tiếp cận nguồn
vốn với mức lãi suất hơn 7%/năm, trong khi nhiều
quốc gia trong khu vực và trên thế giới chỉ phải trả
mức lãi suất từ 3-4%/năm. Bên cạnh đó, các DN đã
từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ được giải ngân
một phần thì nguyên nhân lớn nhất chính là do tài
sản thế chấp không đủ điều kiện.
Đặc biệt là đối với các DNNVV, các
DN này càng khó có khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay chính thức, vì
phần lớn mặt bằng sản xuất, máy
móc trang thiết bị cơ bản là đi
thuê…
Thứ hai,
rào cản gia tăng chi
phí lao động của các DN: Theo
Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam
thường niên 2017, chi phí sử dụng
lao động trong các DN Việt Nam
có chiều hướng tăng
lên trong thời gian
qua. Tỷ trọng của
chi phí cho bảo hiểm
xã hội (BHXH), y tế,
thất nghiệp và kinh
phí công đoàn có xu
hướng tăng đáng kể.
Kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng dự kiến
của việc tăng tiền
lương tính BHXH
từ tổng lương và các
khoản phụ cấp theo hợp đồng tính lương, phụ
cấp và các khoản bổ sung khác cho thấy, chi phí
lao động của DN có thể sẽ tăng lên 6,8%. Mức
tăng chi phí như vậy sẽ làm lợi nhuận DN giảm
11,4%. Tỷ lệ DN có lợi nhuận giảm đáng kể từ
63,2% xuống 40,6% DN. Các DN có mức lợi nhuận
thấp như DNTN sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tỷ
lệ lợi nhuận của các DN trong ngành Dệt may và
Xây dựng chịu ảnh hưởng lớn lần lượt là 41,9%
và 30%...
Thứ ba,
rào cản gia tăng chi phí cơ sở hạ tầng
logistics của DN: Tỷ lệ chi phí logistics/GDP của
Việt Nam đứng ở mức 20,9% năm 2017, cao hơn
nhiều so với các nước trong khu vực như Trung
Quốc (14,5%), Singapore (8,5%), Malaysia và
Philippines (13%)… khiến DN Việt Nam “vất vả”
trong kiểm soát chi phí. Có tới 44% DN được hỏi
nhận định chi phí vận tải đường bộ ở mức cao và
rất cao; 17% DN thường xuyên phải trả các khoản
phí không chính thức.
Thứ tư,
rào cản gia tăng chi phí thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước: Trong những năm qua, Việt
Nam đã ban hành nhiều chính sách cải cách hệ
thống thuế theo hướng đơn giản và giảm bớt áp
lực về thuế cho DN, qua đó chi phí chính thức về
thuế đối với DN đã cơ bản được cắt giảm. Tuy
nhiên, chi phí phi chính thức gây ra bởi thủ tục
BẢNG 1: TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP QUAY TRỞ LẠI HOẠT ĐỘNG THEO VÙNG LÃNH THỔ
TT
Vùng lãnh thổ
3 tháng đầu
năm 2017
3 tháng đầu
năm 2018
3 tháng đẩu năm 2018
so với cùng kỳ (%)
Tồng số
9.271
8.449
-3,9
1
Đồng bằng sông Hồng
2.055
2.230
-16,0
2
Trung du và Miền núi phía Bắc
442
430
-2,7
3
Bẳc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
1.671
1.575
-5,7
4
Tây Nguyên
292
323
10,6
5
Đông Nam Bộ
3.443
3.235
-6,0
6
Đồng bằng sông Cửu Long
768
656
-14,6
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
BẢNG 2: SỐ DOANH NGHIỆP TẠMNGỪNG HOẠT ĐỘNGTHEO QUY MÔVỐN (doanh nghiệp)
TT
Quy mô vốn
đăng ký
3 tháng đầu
năm 2017
3 tháng đầu
năm 2018
3 tháng đầu năm 2018
so với cùng kỳ (%)
Tổng số
10.594
8.115
-24,1
1
0-10 tỷ đồng
9.775
7.352
-24,7
2
10-20 tỷ đồng
408
351
-14,0
3
20-50 tỷ đồng
287
212
-25,1
4
50-100 tỷ đồng
126
114
-9.5
5
Trên 100 tỷ đồng
98
76
-22,4
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KHĐT
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...116
Powered by FlippingBook