TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 61

62
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
cho ra đời và phát triển các nhãn hàng riêng của
mình. Từ năm 1976, Carrefour – Tập đoàn phân
phối hàng đầu của Pháp đã tung ra các sản phẩm
“không nhãn mác” riêng có của mình như là hình
thức thu hút sự trung thành của khách hàng với
hệ thống. Đến năm 1985, các sản phẩm mang nhãn
hiệu nhà phân phối của hệ thống các siêu thị mới
chính thức trở nên phổ biến như là sự khởi đầu
cho lợi thế cạnh tranh mà các hệ thống bán hàng
qua siêu thị mang đến cho khách hàng.
Những lợi ích mà nhãn hiệu nhà phân phối
mang đến cho các siêu thị có thể kể đến như: (i)
Tăng lợi nhuận trong khi tận dụng được chính các
chi phí bán hàng đang có; (ii) Tăng lợi thế trong
đàm phán với nhà sản xuất; (iii) Thu hút những
khách hàng trung thành; (iv) Cải thiện hình ảnh
doanh nghiệp (DN); (v) Tạo sự khác biệt hóa về
thương hiệu với đối thủ cạnh tranh; (vi) Định vị
tốt hơn cho một siêu thị trong hình ảnh chung của
chuỗi hệ thống siêu thị.
Hiện tại, việc sản xuất các sản phẩm mang nhãn
hiệu riêng của nhà phân phối chủ yếu là các DN
nhỏ và vừa nhằm gia tăng quy mô sản xuất để bù
đắp cho thị trường đầu ra còn nhỏ, thương hiệu sản
phẩm chưa đủ mạnh, chưa bao phủ được nhiều thị
trường. Tuy nhiên, các DN lớn, với các sản phẩm
có thương hiệu bao phủ ở khắp quốc gia (thường
được gọi là nhãn hiệu quốc gia) cũng đang quan
tâm hơn đến nhãn hiệu nhà phân phối như là một
giải pháp tận dụng chi phí cố định và cũng là cách
tiếp cận với việc sản xuất các mặt hàng giá rẻ cho
một phân đoạn thị trường nhất định.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Nghiên
cứu thị trường Nielsen, hiện nay, trung bình trên
thế giới thị phần của các nhãn hiệu nhà phân phối
Vài nét về nhãn hiệu nhà phân phối
Nhãn hiệu nhà phân phối là nhãn hiệu do các
trung gian thương mại (đặc biệt là các nhà phân
phối qua hệ thống siêu thị) sở hữu và phát triển
cho những sản phẩm được đặt hàng riêng trong
điều kiện chi phí được giới hạn, bởi chính các hệ
thống siêu thị như là một lợi thế về giá thành để
giảm giá bán so với các mặt hàng cùng loại mang
các nhãn hiệu khác.
Nhãn hiệu nhà phân phối ra đời tại Pháp từ
thế kỷ XIX bởi hệ thống siêu thị Félix Potin. Sau
đó, hệ thống siêu thị Spar của Hà Lan (năm 1950),
hệ thống siêu thị casino của Pháp (năm 1970)
PHÁT TRIỂNNHÃNHIỆUNHÀ PHÂNPHỐI
CHO CÁC SIÊUTHỊ TẠI VIỆT NAMHIỆNNAY
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
- Đại học Thương mại *
Trên cơ sở phân tích, làmrõmột số vấn đề về nhãn hiệu nhà phân phối trên thế giới và tại Việt Nam, bài viết
làmrõ vai trò quan trọng của việc phát triển nhãn hiệu nhà phân phối trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị... Từ
một số giải pháp phát triển nhãn hiệu nhà phân phối cho các siêu thị Việt Nammà bài viết đề xuất, các doanh
nghiệp sẽ có thêmcơ sở thamkhảo, vận dụng chiến lược phát triển thương hiệu vàmở rộng thị trường...
Từ khóa: Nhãn hiệu, thương hiệu, nhà phân phối, thị trường, hàng hóa, cạnh tranh
On the basis of analyzing the issues
of international and local distributor
branding, the paper evaluates the importance
of distributor brand development in
supermarket sector. From proposed
solutions to develop distributor brands for
supermarkets in Vietnam, the author expects
that the enterprises will have more reference
and strategic application for their brand
development and market expansion.
Keywords: Brands, trademarks, distributors, market,
commodity, competition
Ngày nhận bài: 28/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/4/2018
Ngày duyệt đăng: 18/4/2018
*Email:
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...116
Powered by FlippingBook