TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 65

66
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
đến quản lý chất thải nguy hại, nhất là chi phí quản
lý thì hầu như chưa được nghiên cứu, triển khai.
Thực tế này dẫn đến những bất cập sau:
Thứ nhất,
khi không có các quy định cụ thể
hướng dẫn về mức giá dịch vụ quản lý chất thải
nguy hại, các chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý
chất thải nguy hại sẽ tùy tiện áp dụng mức giá
cho dịch vụ của mình mà các chủ nguồn thải khác
sẽ không có căn cứ, cơ sở nào để xác định mức
giá được đưa ra là phù hợp hay không. Nếu dựa
vào mức giá dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh
hoạt để xác định mức giá dịch vụ quản lý chất
thải nguy hại là không phù hợp. Thực tế, dịch
vụ quản lý chất thải nguy hại không thể sử dụng
mức giá giống với mức giá được xác định đối với
chất thải rắn sinh hoạt, vì đối với chất thải nguy
hại chi phí đầu từ ban đầu rất lớn. Chi phí này
không chỉ là các khoản đầu tư về cơ sở vật chất,
đào tạo nguồn nhân lực mà nó còn bao gồm cả
các chi phí khác như các khoản chi phí đầu tư vào
việc xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại, đây
là một khoản chi phí không nhỏ, bởi để thực hiện
được các thủ tục này thì các chủ thể phải đầu tư
một khoản tiền lớn liên quan đến quá trình lập,
thẩm định, phê duyệt, thực hiện báo cáo đánh
giá tác động môi trường… Các khoản chi phí này
cũng là những khoản chi phí không thể tách rời
khỏi việc định giá dịch vụ, do đó việc xác định
giá dịch vụ quản lý chất thải nguy hại không thể
xác định theo như mức giá dịch vụ quản lý các
loại chất thải thông thường khác.
Thứ hai,
việc không đưa ra các quy định về
mức giá dịch vụ quản lý chất thải nguy hại còn
tạo ra lỗ hổng trong việc xác định thỏa thuận mức
giá dịch vụ giữa chủ thể sử dụng và chủ thể cung
ứng, làm cho giá dịch vụ dao động giữa các chủ
thể có sự khác biệt khá lớn. Do không có các quy
định cụ thể về xác định mức giá dịch vụ quản lý
chất thải nguy hại nên có những DN đã đưa ra
mức giá dịch vụ quản lý thấp để thu hút các chủ
thể phát sinh chất thải nguy hại sử dụng dịch vụ
của mình, nhưng sau đó họ lại thực hiện các hoạt
động quản lý chất thải nguy hại không đáp ứng
đúng theo các yêu cầu đã cam kết trước đó. Điều
này không những gây nên hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường cung ứng dịch
vụ môi trường mà còn tạo những hệ quả nguy
hại cho môi trường do việc thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải nguy hại không đúng các yêu cầu.
Mặt khác, có những địa phương do số lượng
chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy
hại vẫn còn khá khiêm tốn dẫn đến tình trạng “cầu”
nhiều hơn “cung” nên đã dẫn đến hệ quả các cơ sở
kinh doanh loại hình dịch vụ này đã đưa giá rất
cao. Điển hình tại TP. Hồ Chí Minh, có những thời
điểm DN buộc phải trả chi phí thu gom và xử lý
lên đến 40 triệu đồng/tấn chất thải nguy hại, thay
vì từ 2,5-12 triệu đồng/tấn chất thải (Minh Xuân,
2015). Để đối phó với các cơ quan chức năng và giá
xử lý chất thải nguy hại leo cao, chủ thể có nhu cầu
sử dụng dịch vụ không có nhiều sự lựa chọn đã
buộc phải chấp nhận hoặc tìm cách lách luật bằng
cách ký hợp đồng khống với các đơn vị có chức
năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại. Theo đó,
mỗi tháng công ty trả cho đơn vị xử lý một số tiền
theo thỏa thuận mà không hề chuyển giao bất kỳ
chất thải nguy hại nào hoặc chuyển giao lấy lệ, khi
có đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường đến kiểm
tra chỉ cần đơn vị xuất trình được chứng từ và hợp
đồng chứng minh có chuyển giao chất thải nguy
hại là an toàn. Hoặc có những DN có quy mô sản
xuất vừa và nhỏ khi không thể đáp ứng được mức
phí chuyển giao, xử lý chất thải nguy hại đã áp
dụng nhiều biện pháp nhằm tuồn chất thải nguy
hại ra ngoài mà không phải trả chi phí hoặc phải
trả chi phí với giá rất thấp (nhiều DN lén thải bỏ
ra ngoài môi trường hoặc trộn lẫn chất thải nguy
hại vào chất thải công nghiệp không nguy hại hoặc
chất thải sinh hoạt để phải trả chi phí chuyển giao
như chất thải thông thường, khoảng 1/10 giá thành
chuyển giao chất thải nguy hại).
Thứ ba,
trong cùng một văn bản quy phạm
pháp luật, cụ thể là ở Nghị định số 38/2015/
NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu, hoạt động quản lý chất
thải rắn sinh hoạt lại được điều chỉnh về giá dịch
vụ, trong khi đó hoạt động quản lý chất thải nguy
hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường lại
không. Có thể theo các nhà làm luật, chủ thể phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt hầu hết là các cá nhân,
hộ gia đình, mà cá nhân và hộ gia đình là bên yếu
thế, ít hiểu biết về pháp luật nên cần được bảo vệ.
Đó là lý do tại sao giá dịch vụ xử lý chất thải rắn
Giá cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy
hại là cơ sở quan trọng để các bên tiến hành
giao dịch và ký kết hợp đồng. Các bên thamgia
vào hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải nguy
hại đều quan tâm đến giá vì nó là cơ sở để chủ
nguồn thải chất thải nguy hại quyết định sử
dụng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại hay
không, là căn cứ để chủ thể cung ứng dịch vụ
xác định được lợi nhuận của mình.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...116
Powered by FlippingBook