TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 66

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
67
sinh hoạt của mọi cơ sở xử lý đều phải được Sở
Tài chính hoặc Bộ Tài chính thẩm định và UBND
cấp tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, dù chủ thể quan
hệ hợp đồng quản lý chất thải nguy hại và chất
thải rắn công nghiệp thông thường hầu hết đều là
tổ chức kinh tế thì luôn có khả năng có một bên
yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
Một số giải pháp hoàn thiện
Trong mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ, giá
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
giao dịch có thành công hay không, vì vậy cần có
quy định về giá một cách chặt chẽ, hợp lý. Việc
hoàn thiện các quy định về giá cung ứng dịch
vụ quản lý chất thải nguy hại dưới góc độ pháp
luật môi trường là điều hết sức quan trọng và cần
thiết. Để hoàn thiện những thiếu sót, bất cập như
đã phân tích, cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là,
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
bằng việc khắc phục, điều chỉnh các vướng mắc,
bất cập trong quy định của các văn bản quy phạm
pháp luật môi trường. Do bản chất là một mối
quan hệ dân sự giữa các tổ chức, cá nhân trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh với nhau, vì vậy
Luật Môi trường không nên can thiệp quá sâu
vào thỏa thuận về giá của các bên trong hợp đồng
dịch vụ quản lý chất thải nguy hại. Thay vào đó,
Luật chỉ đưa ra những quy định về nguyên tắc
xác định giá, về các cơ sở tính chi phí quản lý chất
thải nguy hại để giúp các bên dễ dàng hơn khi
xác định giá dịch vụ quản lý chất thải nguy hại.
Theo tác giả, cơ sở tính chi phí quản lý chất
thải rắn sinh hoạt được áp dụng để tính chi phí
quản lý chất thải nguy hại. Cụ thể, khi xác định
mức giá dịch vụ quản lý chất thải nguy hại,
cần căn cứ vào: Chi phí vận hành, duy trì; Chi
phí khấu hao, máy móc, nhà xưởng, công trình
được đầu tư cho xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Cùng
với đó, cần xem xét cả chi phí lập lưu trữ hồ sơ,
lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại, vì đây là
hoạt động thường xuyên và bắt buộc của cơ sở
xử lý chất thải nguy hại nên chi phí này cũng cần
được tính trong quá trình định giá dịch vụ...
Hai là,
trên cơ sở cách tính chi phí quản lý
chất thải nguy hại, chủ thể kinh doanh dịch
vụ quản lý chất thải nguy hại sẽ tiến hành xây
dựng bảng khung giá dịch vụ, chi tiết đối với
từng loại chất thải nguy hại được cấp phép xử
lý. Khung giá dịch vụ này phải được xác định
dựa trên chi phí quản lý chất thải nguy hại, điều
kiện về hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội và giá
của dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức vận chuyển, thời điểm cung ứng,
thị trường địa lý… Sau khi hoàn thành, chủ thể
kinh doanh dịch vụ cần gửi khung giá này đến
Sở Tài chính để thẩm định và Sở Tài nguyên và
Môi trường để theo dõi quản lý; đồng thời niêm
yết công khai khung giá dịch vụ quản lý chất
thải nguy hại trên website hoặc trụ sở làm việc
của cơ sở kinh doanh dịch vụ để tiện theo dõi.
Khi giao kết hợp đồng, nếu giá dịch vụ đưa ra
trong một hợp đồng quản lý chất thải nguy hại
vượt quá khung giá một cách bất hợp lý thì buộc
chủ xử lý chất thải nguy hại phải giải trình. Nếu
chủ xử lý chất thải nguy hại không giải trình
được lý do vượt quá khung giá một cách chính
đáng, thì sẽ áp dụng mức giá cao nhất trong
khung giá để xác định giá dịch vụ. Ngoài ra,
thỏa thuận trong hợp đồng cần nêu rõ đơn giá
đã bao gồm giá thu gom, vận chuyển hay chưa
để tránh bất đồng khi giải thích hợp đồng.
Ba là,
tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao ý thức của các chủ thể cung ứng dịch vụ quản
lý chất thải nguy hại trong việc đưa ra mức giá
dịch vụ phù hợp, đảm bảo được quyền lợi của
các bên trong hoạt động kinh doanh dịch vụ quản
lý chất thải nguy hại; Thường xuyên tiến hành
các cuộc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện
và xử lý các hành vi vi phạm trong các vấn đề
về giá trong hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải
nguy hại; Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm
trong lĩnh vực này phải được thực thi công bằng,
nghiêm minh và triệt để; Hạn chế tối đa các hiện
tượng tiêu cực như trục lợi cá nhân, lợi dụng kẽ
hở trong quy định pháp luật ảnh hưởng đến lợi
ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức đầu tư, kinh
doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, đáp
ứng được yêu cầu phát triển bền vững…
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 55/2014/QH13);
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về
quản lý chất thải và phế liệu;
3. Chính phủ (2016), Nghị định số 60/2016/NĐ-CP của về một số điều
kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-TNMT
ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại...;
5. Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Hà Nội, 29/9/2015;
6. Phạm Tuyên (2014), Tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại
tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường;
7. Minh Xuân (2015), Tăng công suất xử lý chất thải nguy hại, Báo Sài
Gòn Giải phóng.
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...116
Powered by FlippingBook