TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 8

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
9
Hành lang pháp lý cũng sẽ giúp Chính phủ kiểm
soát được khoản thuế từ các công ty cung ứng dịch
vụ và “người chia sẻ tài sản”.
Thứ hai,
nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và
đặc thù tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp
quản lý nguồn thuế hiệu quả, tránh thất thoát
nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như tạo sự
công bằng cho các đối tượng nộp thuế. Thực tế
trên thế giới và câu chuyện Uber ở Việt Nam cho
thấy, việc quản lý thuế đối với mô hình “kinh tế
chia sẻ” gặp rất nhiều khó khăn. Để việc quản lý
thuế đối với loại hình kinh doanh này có hiệu quả,
đòi hỏi các cơ quan thuế phải có những chính sách
linh hoạt và điều chỉnh kịp thời, đồng thời cần
đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc kiểm soát các hoạt động trong mô hình
kinh tế chia sẻ.
Thứ ba,
chú trọng công tác an ninh mạng để
đảm bảo lợi ích cho người dân tham gia. Nền
tảng quan trọng của kinh tế chia sẻ chính là
internet và công nghệ. Hiện nay, Việt Nam là
quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh về người
sử dụng internet cũng như công nghệ. Tuy nhiên,
vấn đề an ninh mạng và câu chuyện thông tin
cá nhân sử dụng Facebook bị lợi dụng gần đây
cũng đặt ra nhiều vấn đề an toàn thông tin cho
người sử dụng. Đây là một trong những thách
thức lớn cần coi trọng nếu muốn đẩy mạnh phát
triển kinh tế chia sẻ.
Thứ tư,
các chủ thể muốn khởi nghiệp với mô
hình kinh tế chia sẻ cần có những bước chuẩn bị về
nguồn cung, đào tạo nhân lực và xây dựng niềm
tin để tạo dựng thương hiệu; tập trung đầu tư phát
triển mạng lưới internet, nâng cấp đảm bảo tính bảo
mật tài khoản thanh toán trực tuyến, tạo một nền
tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh
doanh chia sẻ...
Tài liệu tham khảo:
1. Thế Trần (2018), Nền kinh tế chia sẻ đang “làm mưa, làm gió” tại trên thế
giới như thế nào?, Trí thức trẻ;
2. Vy Hương (2018), Chủ động đón nhận “kinh tế chia sẻ, Báo Đại biểu Nhân
dân điện tử;
3. Hữu Tuấn (2018), Hệ quả xấu khi mô hình kinh tế chia sẻ bị biến tướng,
Báo Đầu tư;
4. ThS. Nguyễn Phan Anh (2016), Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt
Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016;
5. Một số website: investopedia.com, tapchitaichinh.vn, cafef.vn…
6. Adam Hayes, CFA, The Economic Fundamentals of the Sharing Economy,
investopedia.com;
7. Ryan Downie (2016) The Sharing Economy: Financial Services Will Be Next,
August 21, 2016, investopedia.com.
hội, tiềm năng và tìm cách điều chỉnh để phù
hợp với xu thế mới.
Khai thác lợi ích từ mô hình kinh tế chia sẻ
Với sự bùng nổ của kinh tế chia sẻ, nền tảng
thương mại điện tử và khả năng kết nối thuận lợi
như hiện nay, DN và các cá nhân có thể trực tiếp
thiết lập mạng lưới phân phối. Trong khi xu thế ứng
dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh là không
thể đảo ngược thì vấn đề quan trọng với Việt Nam
hiện nay là làm thế nào để khai thác tối đa điểm
mạnh của mô hình kinh tế chia sẻ, đồng thời hạn chế
tới mức thấp nhất những bất cập.
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng
01/2018, Chính phủ đã thống nhất xây dựng Đề án
về mô hình kinh tế chia sẻ. Theo đó, Chính phủ giao
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến thành viên
Chính phủ; Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan
dự báo xu hướng thế giới, vận dụng phù hợp với tình
hình Việt Nam, tổ chức xây dựng Đề án, bảo đảm
tính khoa học, khả thi, đúng hướng. Chủ trương này
được đánh giá là động thái kịp thời của Chính phủ
nhằm tận dụng tối đa xu thế của mô hình kinh tế
chia sẻ vốn đang ngày càng phổ biến, qua đó, góp
phần thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao chất lượng các
hoạt động kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
của đất nước trong thời gian tới. Động thái này còn
thể hiện tinh thần chủ động đón đầu các xu hướng
mới của nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0 của
Chính phủ và các bộ, ngành.
Theo các chuyên gia kinh tế, để tận dụng được
những ích lợi mà mô hình kinh tế chia sẻ mang lại,
trong thời gian tới cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
cần sớm điều chỉnh và bổ sung kịp thời
các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh
doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và khai thác tối
đa tiềm năng của mô hình này, qua đó giúp nâng
cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Hệ thống pháp luật điều chỉnh mọi hoạt
động kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ đảm
bảo môi trường thuận lợi cho phát triển và tạo ra
môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nền kinh tế
này với mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động
kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ đảm bảo
môi trường thuận lợi cho phát triển và tạo ra
môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nền
kinh tế này với mô hình kinh doanh dịch vụ
truyền thống.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...116
Powered by FlippingBook