TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 81

82
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
dục, đào tạo theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; Đổi
mới chính sách, cơ chế tài chính nâng cao hiệu quả
đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; Đẩy mạnh
xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp
và GDĐH; Tiến tới bình đẳng về quyền được nhận
hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường
công lập và trường ngoài công lập...
Ngày 18/6/2012, Quốc hội ban hành Luật GDĐH
sửa đổi tiếp tục khẳng định quyền tự chủ của các cơ
sở GDĐH tại Việt Nam. Nhằm cụ thể hoá các nội
dung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
trường đại học trong khung khổ pháp lý hiện hành,
đồng thời để thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học tại
Việt Nam, ngày 24/10/2014, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn
2014-2017 cho 23 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc các
bộ, ngành Trung ương.
Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số
77/NQ-CP, báo cáo mới đây của Bộ Giáo dục và
Đào tạo cho biết, từ thời điểm được giao thí điểm tự
chủ, các trường đã có sự điều chỉnh về cơ cấu nhân
lực giữa giảng viên và chuyên viên, theo hướng
gia tăng lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên),
giảm đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và
nhân viên), trong đó chú trọng sử dụng công nghệ
thông tin hoặc thuê ngoài nhằm tăng hiệu quả hoạt
động của bộ máy.
Tính đến tháng 7/2017, số lượng giảng viên chiếm
64,52% tổng số lực lượng lao động của các trường,
lao động gián tiếp chiếm 25,48%. Một số trường chủ
động xây dựng đề án vị trí việc làm, chủ động trong
tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc với những
giảng viên có trình độ cao. Cơ chế tự chủ cho phép
Đổi mới quản lý giáo dục ở Việt Nam
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách phát triển giáo dục đại học (GDĐH) theo
hướng nâng cao chất lượng, trao quyền tự chủ,
giảm áp lực cho ngân sách nhà nước (NSNN). Luật
Giáo dục được Quốc hội khoá XI thông qua ngày
14/6/2005 (Luật số 38/2005/QH11), ghi nhận cụ thể
về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở GDĐH Việt Nam. Cùng thời điểm đó, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP
ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Trong đó,
khẳng định đổi mới toàn diện công tác quản lý giáo
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁODỤC TỪYÊU CẦU
MÔHÌNHTỰ CHỦVÀ CUỘC CÁCHMẠNG CÔNGNGHIỆP4.0
ThS. ĐỖ THỊ TUYẾT MAI, ĐOÀN THỊ LÂM
- Đại học Tài chính quản trị Kinh doanh *
Chủ trương đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học cùng với những đòi hỏi từ xu thế của
Cáchmạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục đại học. Đồng thời, việc đổi
mới quản lý giáo dục nói chung và đẩy mạnh cơ chế tự chủ nói riêng ở Việt Nam dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn
trong bối cảnh cuộc Cáchmạnh công nghiệp 4.0, vì vậy, cần có giải pháp phù hợp đảm bảo cho sự phát triển
nhanh và bền vững của hệ thống giáo dục nước ta.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học, internet, công nghệ thông tin, kỷ nguyên công nghệ
The autonomy movement plan for the higher
education institutions and the trend of the
Industrial Revolution 4.0 is demanding the
renovation of higher education management
system. Simultaneously, the education
management reform and implementation
of autonomy in Vietnam are anticipated to
have significant impacts on the society in the
context of the Indutrial Revolution 4.0. Hence,
it is essential to apply rational measures to
ensure the socio-economic development.
Keywords: Industrial Revolution 4.0, higher education,
internet, information technology, technology era
Ngày nhận bài: 2/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/4/2018
Ngày duyệt đăng: 23/4/2018
*Email:
,
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...116
Powered by FlippingBook