TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 82

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
83
các trường đẩy mạnh công tác tuyển dụng nhân sự
theo hướng nâng cao chất lượng...
Số liệu báo cáo của 10 trường đại học thực hiện
cơ chế tự chủ trên 24 tháng cho thấy, tổng thu giai
đoạn thí điểm tự chủ năm 2015-2016 của các trường
là 8.262 tỷ đồng tăng 19,9% so với giai đoạn trước
khi tự chủ năm 2013-2014 là 6.890 tỷ đồng. Trong
đó, thu từ NSNN cấp chi thường xuyên, không
thường xuyên và vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng
29,8%; Thu hoạt động sự nghiệp từ thu học phí, lệ
phí, thu sự nghiệp khác tăng 23,5%; Thu hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ giảm 0,2%. Trong khi
đó, tổng chi của các trường tự chủ tăng thêm 13,7%
(tương đương với 713 tỷ đồng) trong năm 2015-2016
so với năm 2013-2014 trước tự chủ. Nhờ tỷ lệ tăng
thu chênh lệch 6% so với tỷ lệ tăng chi, các trường
tự chủ đã có nguồn tài chính đảm bảo được toàn bộ
chi hoạt động thường xuyên, thực hiện trách nhiệm
xã hội đối với người học, miễn giảm học phí cho
các đối tượng chính sách, trích lập Quỹ Đầu tư phát
triển sự nghiệp, quỹ khen thưởng...
Kể từ khi tự chủ, số ngành/chương trình đào tạo
mới được mở ở nhiều bậc học. Các trường mở nhiều
ngành mới đa phần là các trường có thời gian tự chủ
trên 1 năm. Số đề tài khoa học công nghệ được phê
duyệt từ 2013-2016 đã tăng lên. Tổng số đề tài trung
bình hàng năm là trên 500 đề tài, trong đó chủ yếu
là đề tài cấp trường và cấp bộ, tỉnh. Giai đoạn 2013-
2016, số lượng các hội thảo được các trường tổ chức
cũng tăng mạnh, từ khoảng hơn 40 hội thảo năm
2013 đã lên đến 120 hội thảo vào năm 2016. Điều
đáng nói là số lượng hội thảo quốc tế nhiều hơn so
với số hội thảo quốc gia.
Tuy nhiên, thực tế thí điểm cho thấy, còn thiếu
quy định cụ thể về tự chủ và quyền của các trường
đại học trong việc xác định quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của trường; Nhiều quy định, văn bản
pháp lý chưa thay đổi theo kịp thực tiễn cuộc sống
để hỗ trợ các trường đại học tự chủ…
Một số giải pháp đề xuất
Việc đổi mới quản lý giáo dục nói chung và đẩy
mạnh cơ chế tự chủ nói riêng ở nước ta hiện nay
cần đặt trong bối cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0
sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục, để từ đó có
giải pháp phù hợp cho phát triển. Bùi Trung Hải,
Nguyễn Lê Đình Quý (2018) cho rằng, giáo dục là
một trong những lĩnh vực chịu sự tác động của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 nhanh hơn cả bởi chính
giáo dục cũng sẽ tạo ra những phiên bản mới của
các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo. Công
nghiệp 4.0 hứa hẹn những bước đột phá mới trong
hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, mô
hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và
đào tạo kiến thức hoàn toàn mới về nội dung lẫn
phương thức, đặc biệt tác động lớn đến việc quản trị
trường đại học. Có thể nói, đứng trước những cơ hội
và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0,
các cơ sở GDĐH muốn đáp ứng được nhu cầu nhân
lực có chất lượng cao và đa dạng ngành nghề, lĩnh
vực của nền kinh tế 4.0 cần phải đổi mới mạnh mẽ
từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường để tạo
ra nguồn lao động có năng lực làm việc trong môi
trường sáng tạo và cạnh tranh. Thời gian tới, cần tập
trung vào một số vấn đề sau:
Đối với Nhà nước:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát các văn bản
quy định hoạt động của các cơ sở GDĐH, từ đó rà
soát các văn bản chưa thực sự phù hợp với điều kiện
tự chủ mới để cùng với các bộ, ngành điều chỉnh
nhằm đảm bảo sự thống nhất trong chính sách. Đặc
biệt, tập trung vào việc rà soát, sửa đổi các quy định
về trách nhiệm vai trò hội đồng trường cũng như
khẳng định vai trò của hội đồng trường, trong quản
trị trường đại học trong xu hướng tự chủ hóa và hội
nhập quốc tế; Hướng dẫn và tăng cường giám sát
trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH tự chủ
trong việc xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bắt buộc
và chỉ tiêu khuyến khích mà các cơ sở GDĐH cần
phải công bố, công khai…
- Có cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi, tạo khung pháp lý cho mối quan
hệ giữa cơ sở GDĐH và DN, giữa đào tạo nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ với sản xuất kinh
doanh, trong đó cần quan tâm đến chính sách đầu
tư, cơ chế tài chính, tạo động lực cho việc liên kết
bền vững; Có chính sách hỗ trợ hình thành và phát
triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong các trường đại học đào tạo về công nghệ, gắn
kết chặt chẽ giữa các vươn ươm khởi nghiệp với
trường đại học và DN...
- Cho phép cơ sở giáo dục được sử dụng nguồn
kinh phí do NSNN cấp một cách chủ động, hiệu quả
nhất và Nhà nước tăng cường giám sát tính minh
bạch và hiệu quả việc của sử dụng kinh phí của cơ
sở giáo dục. Cho phép các trường được chủ động
hoàn toàn trong việc mua sắm đối với các gói mua
sắm từ nguồn thu hợp pháp nhằm tăng tính tự chủ
và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các cơ sở
GDĐH cũng được phép tự chủ thuê hoặc tự thực
hiện (nếu có đủ năng lực theo luật định) các công
đoạn thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định vốn, thẩm
tra thiết kế, thẩm tra vốn, phê duyệt dự án và chịu
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86,87,88,89,90,91,92,...116
Powered by FlippingBook