TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 83

84
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản
lý nhà nước về tính hợp pháp và hợp lý trong các
quyết định của cơ sở giáo dục.
Đối với cơ sở giáo dục đại học:
- Cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi trong
hoạt động giảng dạy, học tập, giảm thời gian giảng
dạy, tăng thời gian thảo luận, đối thoại, xử lý tình
huống, để học viên có cơ hội bộc lộ tri thức, các phẩm
chất tâm lý xã hội và vốn sống của mình.
- Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất
liên quan đến công nghệ dạy, học và nghiên cứu,
các phòng học đa năng, phòng trực tuyến để thực
nghiệm các tình huống liên quan đến đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Xây dựng mô hình giáo dục
4.0 theo kịp với xu hướng công nghệ hiện đại trong
nền kinh tế số. Chú trọng tận dụng lợi thế các công
nghệ nổi trội trong cuộc cách mạng này có thể ứng
dụng trong quản trị trường đại học như: Dữ liệu
lớn, Tài nguyên giáo dục mở là cơ sở cho sự thay
đổi trong quản trị đại học để đạt các mục tiêu phát
triển trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường liên kết với các DN, các trường đại
học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo
hình thức hợp tác công tư. Các phòng thí nghiệm
này không chỉ là nơi để sinh viên thực hành mà còn
là trung tâm nghiên cứu chuyên sâu theo đơn đặt
hàng của DN nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm
lượng tri thức cao. Tùy thuộc vào khả năng và điều
kiện cụ thể mà lựa chọn nội dung và hình thức liên
kết phù hợp: liên kết nghiên cứu phát triển dưới
dạng hợp đồng, thương mại hóa kết quả nghiên
cứu, phối hợp thực hiện các chương trình đào tạo,
DN với tư cách là khách hàng thường xuyên của các
trường đại học.
- Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giáo
viên, cán bộ nghiên cứu, thu hút cán bộ giỏi các
chuyên gia trong và ngoài nước hợp tác với nhà
trường; đổi mới cơ chế quản lý đào tạo, nghiên
cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
trong đó xây dựng đội ngũ giáo viên là khâu
then chốt.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản trị đại học
tiếp cận với chuẩn mực quốc tế. Rà soát, bổ sung và
hoàn thiện chiến lược phát triển trường giai đoạn
2017 - 2022 và tầm nhìn tới 2030; Xây dựng cơ chế
kiểm soát các hoạt động độc lập, tự chủ, thực hiện
trách nhiệm của các đơn vị trong nhà trường, đặt ra
những tiêu chuẩn, tiêu chí chặt chẽ để đánh giá việc
thực hiện nhiệm vụ, thực hiện sự tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các đối tượng trên các lĩnh vực như
tài chính, cơ sở vật chất, thực hiện nguyên tắc và chế
độ trong quản lý, trong công việc, trong đào tạo…
Tăng cường công bố thông tin về quá trình và kết
quả hoạt động của nhà trường.
Đối với giảng viên:
- Đổi mới tư duy và phương pháp tiếp cận
phương pháp giảng dạy, trong đó cần nhận diện
mô hình tri thức trong thời đại số hóa (nội dung cốt
lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0) liên quan trực
tiếp đến công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Để tiếp cận và sử dụng nguồn tri thức này, giảng
viên cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin,
ngoại ngữ, am tường về phương pháp dạy học, sẵn
sàng tiếp cận các mô hình đào tạo mới, đại học sáng
tạo, đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng. Trong
bối cảnh đối diện với khối lượng tri thức khổng lồ
của thời đại số hóa, để sử dụng và chuyển hóa thành
tri thức của mình cần phải xử lý, lựa chọn, định vị
được hệ tri thức chuẩn gắn với yêu cầu đổi mới nội
dung và phương pháp giảng dạy.
- Vận dụng những tiến bộ của công nghệ thông
tin, những thành tựu của Cách mạng công nghiệp
4.0 vào công tác giảng dạy. Chủ động nghiên cứu,
phân tích đặc điểm của cuộc cách mạng này để từ
đó đề xuất, kiến nghị đổi mới trên tất cả các mặt, đặc
biệt là đổi mới phương pháp đào tạo. Cần ứng dụng
mô hình thực tế ảo vừa mang tính mô phỏng, vừa
mang tính kỹ năng để sinh viên rèn luyện.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS. Nguyễn Cúc (2017), Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đối với cơ sở GDĐH ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam - Học viện
Chính trị khu vực I;
2. GS Phan Văn Trường (2017), Ngành Giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng 4.0
ra sao? Báo điện tử Quốc tế;
3. Bùi Trung Hải, Nguyễn Lê Đình Quý (2018), Quản trị trường đại học ở Việt
Nam trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0;
4. TS. Nguyễn Chí Trường (2018), Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0: Cơ hội, thách
thức và giải pháp hai tốc độ cho giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục
nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);
5. ThS. Chung Thị Vân Anh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 với GDĐH nói
chung và Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
Các cơ sở giáo dục đại học muốn đáp ứng
được nhu cầu nhân lực có chất lượng cao và
đa dạng ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh
tế 4.0 cần đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động đào
tạo đến quản trị nhà trường để tạo ra nguồn
lao động có năng lực làm việc trong môi
trường sáng tạo và cạnh tranh.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...116
Powered by FlippingBook