TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 86

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
87
quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống của người dân trong Tỉnh và khu vực. Tính
bình quân giai đoạn 1997-2017, mỗi năm khu
vực FDI tạo thêm việc làm cho khoảng 4 nghìn
lao động/năm và tỷ lệ lao động làm việc trong
các dự án FDI tăng theo từng năm. Lĩnh vực
thu hút được nhiều lao động nhất là ngành sản
xuất trang phục với hơn 2,3 vạn lao động; đứng
thứ hai là ngành sản xuất sản phẩm điện tử,
máy vi tính với gần 1 vạn lao động; đứng thứ
ba là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn khoảng hơn 8 nghìn lao động; tiếp đến là
ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
khoảng hơn 7 nghìn lao động…
Kinh tế phát triển nhanh, nhất là sự phát triển
của sản xuất công nghiệp của các dự án FDI trên
địa bàn Tỉnh đã tạo nguồn thu ngân sách ngày càng
cao, đáp ứng tốt nhu cầu chi đầu tư phát triển và chi
tiêu dùng xã hội. Năm 2017, thu ngân sách nhà nước
của tỉnh Hưng Yên đạt 13 nghìn tỷ đồng và là một
trong những Tỉnh tự cân đối nguồn thu ngân sách
nhà nước. Việc nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao
nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều
đã được cải thiện rõ rệt, các lĩnh vực văn hoá, giáo
dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố
và tăng cường...
Mặc dù, đạt được kết quả nhất định nhưng thu
hút FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp của
Hưng Yên còn có những hạn chế, đó là:
-
Số lượng đối tác đầu tư tăng chậm, cơ cấu chưa
hợp lý. Thu hút FDI vào Hưng Yên chủ yếu từ các
nước châu Á, các nước thuộc Liên minh châu Âu
(EU) và Hoa Kỳ chưa có nhiều dự án đầu tư, chiếm
dưới 10% tổng số dự án FDI trên địa bàn Tỉnh. Ngoại
trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Á có dự án
FDI vào Hưng Yên đều là các nước không có nhiều
tiềm lực về vốn, công nghệ cao, chủ yếu tận dụng
nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào trong Tỉnh, các
nhà đầu tư này mang đến những công nghệ lạc hậu.
-
Tốc độ thu hút dự án FDI vào công nghiệp thiếu
ổn định và không đồng đều giữa các năm.
-
Quy mô vốn bình quân còn thấp, đạt mức 9,6
triệu USD/dự án so với quy mô vốn trung bình của
một dự án FDI ở Việt Nam là 13 triệu USD/dự án.
Bên cạnh đó, còn nhiều dự án có quy mô vốn dưới 1
triệu, nhiều dự án FDI không đủ tiềm lực thuê đất,
xây dựng nhà xưởng mà phải đi thuê nhà xưởng để
sản xuất.
-
Các dự án FDI về công nghiệp phân bố không
đồng đều giữa các huyện trong Tỉnh, chủ yếu tập
trung ở huyện Văn Lâm, huyện Yên Mỹ, huyện Mỹ
Hào và tập trung trong các KCN như: Phố Nối A,
Thăng Long II, dệt may Phố Nối, Minh Đức. Các
huyện còn lại số lượng dự án thu hút được không
nhiều, quy mô dự án nhỏ.
-
Các dự án FDI về công nghiệp có vốn đầu tư
lớn, hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao tiếp nhận
vào còn ít. Một số dự án chưa mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cho Tỉnh.
Một số giải pháp tiếp tục thúc đẩy
thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp
Để thu hút vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực công
nghiệp vào tỉnh Hưng Yên, trong thời gian tới cần
quan tâm đến một số giải pháp sau:
Một là,
các ngành nghề ưu tiên trong chiến lược
thu hút FDI mới cần được thay đổi để ưu tiên nhiều
hơn cho công nghệ xanh, hiện đại và càng tiếp cận
với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 càng tốt.
Hai là,
có kế hoạch và các chính sách thúc đẩy
phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các
doanh nghiệp FDI... Tiếp tục đầu tư cải thiện kết cấu
hạ tầng cứng (đường, điện, nước, thông tin…), cũng
như hạ tầng mềm (tài chính ngân hàng, dịch vụ kỹ
thuật công nghệ) để tạo thuận lợi cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh, nhằm tiếp nhận và phục vụ đầu
tư nước ngoài ngày càng tốt hơn.
Ba là,
có các chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp FDI đầu tư vào các huyện phía nam của Tỉnh
chưa có nhiều dự án công nghiệp vào đầu tư nhưng
có nguồn lao động lớn như: Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim
Động, Thành phố Hưng Yên…
Bốn là,
thu hút FDI có chọn lọc, định hướng
vào những lĩnh vực có kết cấu hạ tầng công
nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh
vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và
liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, mạng sản xuất
và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh
tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn
nhân lực… Xúc tiến, kêu gọi các tập đoàn kinh
tế lớn mạnh về nguồn vốn, công nghệ hiện đại
của các nước phát triển vào đầu tư sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Thống kê Hưng Yên (các năm từ 2005-2016), Niên giám thống kê các
năm từ năm 2005 đến năm 2016, NXB Thống kê Hưng Yên;
2. UBND tỉnh Hưng Yên (2016), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hưng Yên năm 2016;
3. PV (2017), Khởi sắc thu hút đầu tư FDI vào Hưng Yên,
.
vn/kinh-te/201703/khoi-sac-thu-hut-dau-tu-fdi-vao-hung-yen-730136;
4. Đào Ban (2017), Hưng Yên thu hút nước ngoài vào khu công nghiệp, http://
baohungyen.vn/kinh-te/201709/hung-yen-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-
vao-khu-cong-nghiep-755778/index.htm.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...116
Powered by FlippingBook