TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 87

88
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
nghiệp quan trọng của tỉnh Nam Định, chiếm tới
38-39% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh.
Các DN dệt may đã tạo việc làm cho gần 47.000 lao
động với mức thu nhập bình quân từ 3,5-4,5 triệu
đồng/người/tháng.
Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Nam Định,
giai đoạn 2011-2016, giá trị sản xuất công nghiệp
ngành Dệt may tăng bình quân 22,06%/năm (mục
tiêu đề ra là 19,5%/năm), cao hơn tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2006-2010 (19,84%/năm), với giá
trị đạt 10.223 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm
2010 (đạt 3.772 tỷ đồng). Kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong cơ cấu
xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh, với tốc độ tăng trưởng
cao, năm 2010 đạt 204,1 triệu USD, năm 2016 đạt 850
triệu USD. Các sản phẩm chủ yếu của ngành Dệt
may Nam Định gồm: Sợi, vải các loại, khăn, quần, áo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, những tồn tại
hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn hiện nay là:
Một là,
mặc dù các DN dệt may đang đóng góp
một tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của
Tỉnh, nhưng vẫn chủ yếu là gia công - xuất khẩu
trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các DN của Tỉnh chưa
có những thương hiệu lớn trên thị trường trong
nước và quốc tế. Điều này chẳng những không tận
dụng được thời cơ, mà còn gặp nhiều thách thức,
nhất là khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định
thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hạn chế lớn nhất của các DN dệt may ở Việt
Nam nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng
là sự phát triển không đồng đều ở tất cả các khâu,
từ sản xuất nguyên liệu cho đến sản xuất hàng
dệt may. Các DN dệt may của Tỉnh hiện nay đang
Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội
của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
Với điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối thuận
lợi và yếu tố lịch sử nên Nam Định là địa phương
có nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may hoạt động.
Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của DN, từ năm 2005
đến nay, các DN dệt may trên địa bàn Tỉnh đã
có những bước phát triển, hiệu quả kinh tế cao
hơn và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế,
tăng nguồn thu ngân sách, thực hiện các nhiệm vụ
chính trị - xã hội.
Với 226 DN lớn nhỏ, dệt may là ngành công
NÂNG CAOHIỆUQUẢ ĐÓNG GÓPVÀO KINHTẾ - XÃHỘI
CỦA CÁC DOANHNGHIỆP DỆTMAY TỈNHNAMĐỊNH
ThS. NGUYỄN VĂN HUY
- Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng,
ThS. ĐẶNG VĂN HÙNG
- Trường Sỹ quan Đặc công *
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 226 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động, đóng góp lớn trong giá trị
sản xuất công nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh
nghiệp dệt may của Tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng. Vì vậy, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tỉnh là vấn đề cấp thiết.
Từ khóa: Doanh nghiệp, dệt may, kinh tế, xã hội
Currently in Nam Dinh, there are 226
enterprises of textile and garment that are
contributing greatly to the value of industrial
production and addressing the social problems
of the province. However, in the past years,
these enterprises are also facing difficulties in
the context of globalization and international
integration. Therefore, the rational evaluation
of their performance and recommendation of
solutions to improve their social and economic
effectiveness are the most essential goals to be
achieved in the coming time.
Keywords: Enterprise, textile and garment, economics, society
Ngày nhận bài: 6/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 19/4/2018
Ngày duyệt đăng: 24/4/2018
*Email:
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...116
Powered by FlippingBook