TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 88

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
89
tham gia chủ yếu ở khâu gia công - sản xuất, nằm
ở đáy của chuỗi giá trị xét trên khía cạnh mức độ
giá trị gia tăng tạo ra nên tỷ lệ giá trị các DN thu
về còn thấp. Ở khâu nghiên cứu và thiết kế sản
phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi
tiếng có tỷ suất lợi nhuận cao và nắm giữ phần
lớn giá trị trong chuỗi, các DN dệt may của Tỉnh
vẫn đang đứng ngoài.
Hai là,
các yếu tố đầu vào và đầu ra của các DN
dệt may vẫn còn bó hẹp: Sản phẩm dệt may của
Nam Định chủ yếu được xuất khẩu sang các thị
trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu
Âu (EU), với các sản phẩm chính là quần áo may
sẵn, sợi và khăn các loại. Hiện nay, Việt Nam đã ký
kết hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA),
như FTA thế hệ mới giữa Việt Nam - EU (VEFTA);
Hiệp định CPTPP và Liên minh Kinh tế ASEAN
(AEC). Đây là điều kiện tốt để các DN dệt may cả
nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng có cơ
hội được hưởng nhiều ưu đãi, trong đó ưu đãi thuế
suất 0% khi xuất hàng vào các thị trường: Nhật Bản,
EU, Hàn Quốc…
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với dệt may
Việt Nam là về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của
CPTPP. Để được hưởng lợi thế từ CPTPP, các DN
dệt may phải đáp ứng quy định “từ sợi trở đi”, tức
là phải bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu sợi được sản
xuất tại 11 nước tham gia CPTPP. Theo đó, hầu như
không có sản phẩm dệt may nào từ Việt Nam được
miễn thuế khi xuất khẩu sang các quốc gia này, bởi
ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công: Vải
nhập từ Trung Quốc, sợi chỉ từ Hàn Quốc, các phụ
kiện chủ yếu từ một số nước Đông Nam Á. Các yếu
tố đầu vào của sản xuất còn phụ thuộc lớn vào nước
ngoài. Nhiều DN ngành Dệt may của Tỉnh vẫn nhập
toàn bộ nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, do
nhiều nguyên liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc có
giá rẻ hơn so với nhập khẩu từ các nguồn cung ứng
khác, có khi chỉ bằng khoảng 25-35% giá thành so
với từ Nhật Bản. Đáng chú ý là nhập khẩu nguyên
liệu từ Trung Quốc chiếm tới gần 50%. Nếu chuyển
sang các thị trường nhập khẩu khác thì giá thành
sản xuất sẽ tăng lên, làm giảm khả năng cạnh tranh
của DN.
Mục tiêu mà ngành Dệt may Nam Định hướng
tới trong những năm tiếp theo là đạt mức tăng
trưởng bình quân 15%/năm, đến năm 2020, kim
ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Để đạt được mục
tiêu này, tỉnh Nam Định cần tập trung tháo gỡ
những khó khăn đang kìm hãm sự phát triển của
ngành Dệt may trong Tỉnh. Thiếu nguyên liệu đầu
vào như: Xơ, sợi, hóa chất… là khó khăn mà đa
phần các DN trong Tỉnh gặp phải. Điều này ảnh
hưởng tới giá trị xuất khẩu thực tế. Ngoài ra, công
nghiệp phụ trợ ngành Dệt may còn hạn chế dẫn tới
việc các DN phải nhập với giá cao làm lợi nhuận
giảm đi; thiết bị chuyên dùng hiện đại còn ít, hệ số
sử dụng của thiết bị còn thấp.
Việc phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu
và nguồn nguyên liệu đầu vào của các DN dệt may
là một bất cập lớn khi các thị trường truyền thống
có những biến động lớn. Do đó, để khắc phục tình
trạng này, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất hàng dệt may.
Ba là,
các DN dệt may trên địa bàn Tỉnh còn hạn
chế về quy mô, số lượng, trình độ khoa học công
nghệ và vốn đầu tư:
- Về quy mô: Các DN dệt may trên địa bàn
tỉnh Nam Định (kể cả DN do Trung ương và địa
phương quản lý) đều có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ
có 2 DN trên địa bàn Tỉnh sử dụng trên 1.000 lao
động là Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
(4.724 lao động) và Công ty cổ phần may Nam
Định (2.300 lao động). Còn lại chủ yếu là các DN
với quy mô từ vài chục đến vài trăm lao động.
Các DN này chỉ chiếm 4,63% lao động của cả Tỉnh
đang làm việc trong các ngành kinh tế (năm 2015
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
của Nam Định là khoảng 1 triệu người).
- Về số lượng: Số lượng các DN dệt may (cả
Trung ương và địa phương quản lý) trên địa bàn
tỉnh Nam Định không nhiều (226 DN trong tổng số
khoảng 6000 DN dệt may cả nước đang hoạt động).
- Về trình độ khoa học - công nghệ: Các DN
dệt may của Tỉnh còn chậm đổi mới thiết bị, công
nghệ, thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh. Theo khảo sát, rất nhiều DN
dệt may của Tỉnh vẫn còn những thiết bị được
sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ XX, các chi
tiết và phụ tùng thay thế phần lớn phụ thuộc vào
nước ngoài. Nhiều DN dệt may đã tích cực, chủ
động đổi mới công nghệ nhưng vẫn chưa theo kịp
trình độ của khu vực.
Bên cạnh đó, một trong những bất cập của các
DN dệt may trên địa bàn Tỉnh là khó tiếp cận nguồn
Các DN dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định
(kể cả DN do Trung ương và địa phương
quản lý) đều có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ có 2
DN trên địa bàn Tỉnh sử dụng trên 1.000 lao
động là Tổng công ty cổ phần dệt may Nam
Định (4.724 lao động) và Công ty cổ phần
may Nam Định (2.300 lao động).
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...116
Powered by FlippingBook