TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 9

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền
phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính
phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ
bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được
Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương
là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ
quyền phát hành.
Kể từ năm 2010, hoạt động quản lý nợ công của
Việt Nam được thực hiện theo Luật Quản lý nợ công
năm 2009 và các văn bản hướng dẫn bao gồm nghị
định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ và một số thông tư của Bộ Tài chính và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Luật Quản lý nợ công
được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2017 tiếp tục
có những đổi mới, khắc phục những tồn tại, hạn chế
trong công tác quản lý nhà nước về nợ. Cụ thể:
- Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn
Luật đã tạo ra cơ chế khá linh hoạt và khuyến khích
các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tăng
cường huy động các nguồn vốn vay trong và ngoài
nước cho đầu tư công, nhất là đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ.
- Các quy định về phát hành trái phiếu ngày càng
được hoàn thiện một cách đồng bộ và phù hợp với
xu thế, mức độ phát triển của thị trường tài chính
nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng của Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát
hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Đổi mới hành lang pháp lý trong quản lý nợ công
Theo Điều 4, Luật Quản lý nợ công (Luật số
20/2017/QH14), nợ công ở Việt Nam bao gồm:
Nợ chính phủ; Nợ được Chính phủ bảo lãnh; Nợ
chính quyền địa phương. Theo đó, nợ Chính phủ
là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,
nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà
nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay
MỘT SỐVẤNĐỀ VỀ QUẢN LÝ
VÀ KIỂMSOÁT NỢ CÔNGỞVIỆT NAM
TS. NGUYỄN PHI SƠN, ThS. NGUYỄN THU PHƯƠNG
– Đại học Duy Tân*
Trong những năm qua, nguồn vốn vay công (còn gọi là nợ công) đóng vai trò quan trọng góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, với khoảng cách
giữa tiết kiệm và đầu tư còn lớn, việc duy trì bội chi ở mức cao trong thời gian dài để có nguồn lực cho đầu
tư cũng dẫn đến nợ công tăng nhanh. Kéo dài tình trạng này sẽ có nguy cơ tác động xấu đến việc hoạch
định, điều hành các chính sách vĩ mô. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và giảm nợ công
ở Việt Nam là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của xã hội…
Từ khóa: Nợ công, khủng hoảng, GDP, an toàn nợ công, tăng trưởng kinh tế
In recent years, the public loans (or public
debts) have had significant importance in
moving economic growth forward, developing
infrastructure and improving living quality
of the communities as well as national
competitiveness. However, Vietnam is an
emerging country with extreme large gap
between savings and investments, therefore,
the retain of high spending deficit for a long
time drags to the rise of public debts. If this
situation prolongs, there would be a negative
impact on the planning and moderating
macro-policies. This is also the society interest
to improve the efficiency of public debts and
reduce the public debt ratio in Vietnam.
Keywords: Public debts, crisis, GDP, public debt safety,
economic growth
Ngày nhận bài: 5/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/4/2018
Ngày duyệt đăng: 22/4/2018
*Email:
;
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...116
Powered by FlippingBook