TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
9
năm đều có lạm phát xảy ra, do luôn tồn tại mức
lạm phát kỳ vọng. Khi xét đến lạm phát kỳ vọng,
phương trình (1) có thể viết thành t - te = α + b* ut
(3). Để đơn giản ta coi như lạm phát kỳ vọng năm
sau bằng lạm phát thực tế năm trước, xét cho giai
đoạn 2008-2017 thì (3) có phương trình cụ thể là: t -
te = -3,2831ut + 5,8434 (4). Như vậy, khi xét đến lạm
phát kỳ vọng, mối quan hệ này trở thành mối quan
hệ giữa mức độ thay đổi của tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ
thất nghiệp.
Bên cạnh đó, phương trình (4) cũng cho thấy,
trong giai đoạn này, giữa thất nghiệp với lạm
phát có mối quan hệ nghịch chiều, khi tỷ lệ thất
nghiệp giảm xuống, tỷ lệ lạm phát sẽ có xu hướng
tăng lên. Như vậy, có mối quan hệ nghịch chiều
giữa thất nghiệp và lạm phát là do mỗi năm đều
có mức lạm phát kỳ vọng, dân chúng đều tin rằng,
trong năm tới sẽ có mức lạm phát này xảy ra, do
đó mọi hoạt động kinh tế khi diễn ra đều đã tính
đến mức lạm phát này (ví dụ hoạt động đầu tư
sản xuất, đầu tư tài chính…), tạo đà cho lạm phát
năm sau.
Dù có quan tâm đến lạm phát kỳ vọng, có mối
quan hệ đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát
nhưng từ hình 2 cho thấy, thất nghiệp ngày càng có
xu hướng ổn định và giảm tỷ lệ, trong khi đó lạm
phát biến động rất phức tạp. Vấn đề cần quan tâm ở
đây là xem sau thời điểm khủng hoảng của nền kinh
tế năm 2008 càng xa và nền kinh tế dần ổn định, thất
nghiệp có xu hướng trở lại về mức thất nghiệp tự
nhiên hay không?
Thất nghiệp tự nhiên có được khi lạm phát bằng
lạm phát dự kiến, hay t - te = 0, từ (4) suy ra được tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên là 2,554 (%). Hình 2 cho thấy,
càng về sau thời điểm khủng hoảng kinh tế năm
2008, thất nghiệp càng có xu hướng ổn định và càng
gần với mức thất nghiệp tự nhiên, trong khi đó, tỷ
lệ lạm phát cũng được kiểm soát, tuy nhiên vẫn biến
động phức tạp.
kinh tế học của trường phái này cho rằng, bằng
bất cứ cách thức nào, việc gia tăng tỷ lệ lạm phát
để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp chỉ được thể hiện
trong ngắn hạn. Bởi cơ chế điều chỉnh tự nhiên
của thị trường sẽ làm thất nghiệp quay trở lại, giai
đoạn này được Paul Samuelson gọi là thời kỳ suy
lạm phát. Cho đến nay, trong các giáo trình kinh
tế học được giảng dạy ở các trường đại học vẫn
cho rằng, trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa lạm
phát và thất nghiệp, còn trong dài hạn, thất nghiệp
sẽ có xu hướng quay trở lại về mức thất nghiệp tự
nhiên, cho dù lạm phát vẫn biến động phức tạp.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, giữa thất
nghiệp và lạm phát không hề có sự đánh đổi, cả
trong ngắn hạn và dài hạn vì tùy thuộc vào việc
điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
khác nhau của mỗi quốc gia.
Thực tế nghiên cứu tại Việt Nam
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa thất nghiệp
và lạm phát bằng phương trình đơn giản như sau:
t = te + α + b* ut (1)
Trong đó: t là tỷ lệ lạm phát năm t; te là lạm phát
dự kiến năm t (lạm phát kì vọng của dân chúng).
α: Các nhân tố khác có ảnh hưởng đến lạm phát
Hình 1b. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
(có xét tới lạm phát kỳ vọng); b là hệ số biểu thị
quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Khi biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp bởi đường cong Phillips chuẩn thì không có
lạm phát kỳ vọng, tức là te = 0, lúc này (1) trở thành
t = α + b* ut (2).
Với dữ liệu về thất nghiệp và lạm phát tại Việt
Nam từ năm 2008 đến năm 2017, phương trình hồi
quy giữa lạm phát và thất nghiệp là t = 2,6509 ut +
0,855 cho thấy, giữa thất nghiệp và lạm phát không
có mối quan hệ đánh đổi mà ngược lại, theo thời
gian chúng có mối quan hệ thuận chiều nhau.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam cho thấy, mỗi
HÌNH 1A: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
(KHÔNG XÉT TỚI LẠM PHÁT KỲ VỌNG)
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
HÌNH 1B: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
(CÓ XÉT TỚI LẠM PHÁT KỲ VỌNG)
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...145
Powered by FlippingBook