TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 119

118
KINH TẾ QUỐC TẾ
thuận tiện cho giao dịch mua, bán trực tuyến. Chỉ số
này có trọng số là 20%.
Thứ tư,
chỉ số tiềm năng tăng trưởng GP (Growth
potential) có trọng số 20%. Chỉ số này dự kiến tiềm
năng tăng trưởng doanh số bán lẻ trực tuyến quốc
gia. GP càng cao phản ánh triển vọng tăng trưởng
của bán lẻ trực tuyến càng lớn.
Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu
Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp
tại Bảng 1 và Bảng 2.
Phân tích dữ liệu bằng biểu đồ cột, so sánh các
chỉ số điểm thành phần của GREcI của hai quốc gia
trong các năm 2013, 2015 (Hình 1).
Theo Bảng 1 và Bảng 2, chỉ số GREcI của Trung
Quốc năm 2013 đứng thứ Nhất, Hoa Kỳ đứng thứ 3;
còn năm 2015 Hoa Kỳ đứng thứ Nhất, Trung Quốc
đứng thứ 2. Như vậy, đã có sự thay đổi vị trí xếp
hạng của hai quốc gia này. Điểm số tương đối thay
đổi giữa hai năm là rất nhỏ (1,2% = 84,0% - 82,8%)
và 1,47% = 79,3% - 77,83%).
Cả hai quốc gia đều có điểm quy mô thị trường
cao nhất 100% bằng nhau, điểm
hành vi người tiêu dùng Trung
Quốc thấp hơn Hoa Kỳ, sau hai
năm, điểm số này của Trung
Quốc tụt giảm trong khi Hoa Kỳ
tiếp tục tăng. Điểm tiềm năng
tăng trưởng của Trung Quốc rất
cao, nhưng điểm hạ tầng của
Hoa Kỳ lại cao hơn Trung Quốc
rất nhiều.
Điểm chỉ số tiềm năng tăng
trưởng của Trung Quốc năm 2013
rất cao so với Hoa Kỳ, mặc dù có
giảm đi vào năm 2015 nhưng vẫn
rất có tiềm năng tăng trưởng so
với Hoa Kỳ trong khi điểm chỉ
số hạ tầng cơ sở thì Trung Quốc
thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ và chưa có cải thiện
trong năm 2013 và 2015.
Mặc dù, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đứng hàng
đầu thế giới về thị trường bán lẻ điện tử, nhưng
mức hấp dẫn của mỗi thị trường thực sự khác nhau.
Cụ thể, tiềm năng tăng trưởng của Hoa Kỳ là thấp,
trong khi của Trung Quốc thì rất cao. Nếu chỉ số hạ
tầng của Trung Quốc tăng trong những năm tới (hạ
tầng thanh toán, hạ tầng logistics và giao nhận hàng
hóa được giải quyết), khả năng Trung Quốc sẽ là thị
trường dẫn đầu và điểm số sẽ cách biệt ngày càng
lớn với Hoa Kỳ.
Tình hình bán lẻ điện tử tại Việt Nam
Việt Nam - quốc gia đông dân thứ 13 trên thế
giới, với chỉ số phát triển bán lẻ (GRDI) luôn đứng
vị trí cao, cụ thể: Nếu như năm 2013, Việt Nam
đứng ngoài vị trí 30 quốc gia có chỉ số GRDI cao
nhất thế giới, thì năm 2014, đã vươn lên vị trí thứ
28, năm 2016 đứng vị trí thứ 11 và năm 2017 đứng
vị trí thứ 6.
Chỉ số phát triển bán lẻ điện tử tăng thể hiện
HÌNH 1: ĐIỂM CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA GRECI
CỦA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ NĂM 2013, 2015 (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
BẢNG 2. CHỈ SỐ GRECI CỦA HOA KỲ
Năm Vị trí
toàn cầu
Quy mô
thị trường
Hành vi người
tiêu dùng
Tiềm năng
tăng trưởng
Hạ tầng GREcI
2013
3
100% 77,6%
39,8% 96,5% 82,8%
2015
1
100% 83,2%
22,0% 91,5% 79,3%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
BẢNG 1. CHỈ SỐ GRECI CỦA TRUNG QUỐC
Năm Vị trí
toàn cầu
Quy mô thị
trường
Hành vi người
tiêu dùng
Tiềm năng
tăng trưởng
Hạ tầng GREcI
2013
1
100%
68,8%
100% 51,1% 84,0%
2015
2
100%
59,4%
86,1% 43,6% 77,83%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
HÌNH 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÁN HÀNG
QUA CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN
Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam EBI 2018
1...,109,110,111,112,113,114,115,116,117,118 120,121,122,123,124,125,126,127,128,129,...145
Powered by FlippingBook