TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
11
chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh.
Vào những năm 1980, nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng trầm trọng, trước tình hình đó, Đại hội VI
(1986) của Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, đề ra
chính sách kinh tế nhiều thành phần, quan điểm về
vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân (KTTN) đã được bổ
sung và hoàn thiện dần qua mỗi giai đoạn phát triển
kinh tế đất nước. Tới Đại hội VII (1991), Đảng khẳng
định: “KTTN được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực
sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước”
và “Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không
hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những
ngành, nghề mà luật pháp không cấm”. Như vậy, từ
chỗ coi kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh
tế “tàn dư” của chế độ xã hội cũ, Đại hội VII đã thực
sự coi KTTN là một thành phần kinh tế độc lập, có
tiềm năng phát triển và đóng góp vào sự phát triển
chung của đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996),
Đảng tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán chính
sách kinh tế nhiều thành phần, “khuyến khích mọi
doanh nghiệp (DN), cá nhân trong và ngoài nước
khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển,
yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế
dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh
tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình
thức tổ chức kinh doanh”. Đến Đại hội IX (2001),
quan điểm của Đảng về KTTN đã có bước phát
triển mới: “Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về
chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát
triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả
đầu tư ra nước ngoài; Chuyển thành DN cổ phần,
bán cổ phần cho người lao động; Liên doanh liên kết
với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”.
Quá trình đổi mới tư duy
của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
Trước thời kỳ đổi mới, sau khi thống nhất đất
nước, do chưa nhận thức đầy đủ về những đặc trưng
cơ bản của nền kinh tế thời kỳ đấy là quá độ lên
CNXH và do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ
qua những bước đi cần thiết, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam là muốn xóa bỏ ngay các thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhanh
PHÁT TRIỂNKINHTẾ TƯNHÂN
NHẰMTHỰC HIỆNTIẾNBỘVÀ CÔNGBẰNG XÃHỘI
ThS. ĐỖ LÂM HOÀNG TRANG
- Khoa Lý luận Chính trị (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)*
Kinh tế tư nhân là khu vực có tiềm lực lớn giúp nâng cao năng lực nội sinh của đất nước và được coi là điều
kiện không thể thiếu để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ
khi tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986), Đảng và Nhà nước ta đã xác định vai trò quan trọng của kinh
tế tư nhân và đã có chủ trương, chính sách nhất quán phát triển lĩnh vực kinh tế này. Tuy nhiên, để tạo
được sự chuyển biến tích cực, giúp kinh tế tư nhân phát triển đột phá, thực sự trở thành động lực quan
trọng của nền kinh tế, cần có sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong việc triển khai các
chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, chủ trương, chính sách, kinh tế thị trường
PRIVATE SECTOR DEVELOPMENT FOR SOCIAL PROGRESS
AND EQUALITY IN VIETNAM
Private sector has a large potential to help
improve the internal capacity of the state and
is considered an indispensable element for the
success of market economy of socialism. Since the
Reform 1986, the National Party and the State
identified the inevitable role of private sector and
made consistent strategies and policies for the
development of private sector. However, in order
to create positive changes and turn private sector
into an important force of national economy, it
is essential to have consistent perception, ideas
and actions in implementing strategies and
policies toward private sector.
Keywords: Private sector, strategy, policy, market economy
Ngày nhận bài: 4/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/5/2018
Ngày duyệt đăng: 23/5/2018
*Email:
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...145
Powered by FlippingBook