TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 129

128
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
hơn công việc củamình (66,67%). Hầu hết các nhân viên
đồng ý rằng, thông qua thông tin liên lạc, họ có thể hiểu
được những gì được mong đợi hay những kỳ vọng của
nhà quản lý (71,26%) và nhờ vào những thông tin phản
hồi kịp thời giúp cho họ có thể cải thiện chất lượng công
việc tốt hơn (70,12%). Việc nhà quản lý có thái độ cởi
mở với ý tưởng mới (65,51%) và chú ý lắng nghe ý kiến
trái chiều của nhân viên (62,07%) giúp tăng cường mối
quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên, đồng thời giảm
bớt nguy cơ nảy sinh những xung đột trong mối quan
hệ, giúp nhà quản trị có thể khai thác được những sáng
kiến cải tiến trong công việc.
Kết quả điều tra cho thấy, trong chiều truyền
thông từ trên xuống, đa phần nhân viên trong các
siêu thị điện máy chưa dễ dàng tiếp cận nguồn thông
tin của DN (52,87%). Hạn chế này là do các thông tin
được truyền từ cấp trên xuống, nhân viên tiếp nhận
thông tin một cách bị động chứ không có được sự
chủ động trong việc tiếp cận thông tin. Có 56,32%
đánh giá hoạt động khuyến khích nhân viên tích cực
chia sẻ thông tin với nhau trong môi trường làm việc.
Trong chiều truyền thông ngang thì giữa các phòng
ban có sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng với nhau
trong công việc (58,62%).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, truyền thông
nội bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện
hiệu suất của nhân viên trong các siêu thị điện máy
(88,51%). Giao tiếp tốt không chỉ giúp giải quyết xung
đột (96,55%) mà còn cung cấp nhân viên có kiến thức và
môi trường làm việc hợp tác (81,61%) để cải thiện hiệu
suất của họ. Ngày nay, hoạt động truyền thông nội bộ
trong các siêu thị điện máy đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc có tinh
thần hợp tác cao giữa các nhân viên. Khi nắm thông tin
về các hoạt động kinh doanh, các chủ chương chính
sách hoạt độngmột cách đầy đủ và thường xuyên, nhân
viên sẽ tự tin và có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong
công việc của mình.
Kết luận và đề xuất
Truyền thông nội bộ hiệu quả đóngmột vai trò quan
trọng trong việc cải thiện hiệu suất nhân viên. Hệ thống
truyền thông nội bộ giúp các thành viên trong các siêu
thị điện máy trao đổi thông tin, chia sẻ tri thức và kinh
nghiệm, những tâm tư, nguyện vọng, từ đó đặt nền
móng cho sự thấu hiểu và gắn kết gần gũi, phối hợp
hiệu quả với nhau trong công việc. Hơn nữa, hệ thống
truyền thông nội bộ còn nhằmmục tiêu giúp nhân viên
chia sẻ hệ thống tôn chỉ, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt
lõi, những chuẩn mực văn hóa và hành vi ứng xử phù
hợp với hình ảnh thương hiệu; Hiểu rõ các chính sách
và thủ tục làm việc; Các thành viên sẽ hợp tác vì mục
đích chung và hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả.
Những siêu thị điện máy thực hiện hoạt động
truyền thông nội bộ tốt sẽ tạo sự khác biệt, gia tăng
năng suất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, và tạo
được sự hài lòng của đội ngũ nhân viên. Vì vậy, các
siêu thị điện máy cần chú trọng xây dựng những
chiến lược cụ thể nhằm phát triển hệ thống truyền
thông nội bộ hiệu quả. Cụ thể:
Thứ nhất,
xây dựng một hệ thống quản trị thông
tin nội bộ phù hợp với mô hình hoạt động của siêu thị
mình bằng cách đánh giá thực trạng truyền thông nội
bộ hiện tại, các nhà quản lý nên thường xuyên khảo sát
ý kiến của nhân viên, từ đó, sẽ có phương thức truyền
thông phù hợp.
Thứ hai
, xây dựng văn hóa sáng tạo trong DN, tạo
sự thân mật và cởi mở với những ý tưởng và đề xuất
mới của nhân viên. Nhà quản lý bên cạnh trách nhiệm
truyền đạt các ý tưởng và công việc một cách rõ ràng,
cần phải biết lắng nghe phản hồi và tổng hợp các ý kiến
của các thành viên, trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp với nhân viên.
Thứ ba
, đảm bảo sự minh bạch trong truyền thông
nội bộ để thúc đẩy nhân viên chia sẻ chân thành hơn
với đồng nghiệp và cấp trên, tạo ra môi trường làmviệc
tích cực. Sự giao tiếp, ứng xử giữa nhà lãnh đạo quản
lý và nhân viên càng cởi mở, minh bạch thì mức độ tin
tưởng càng lớn, có tác động tích cực đến sự phát triển
của DN. Để một DN vững mạnh, tương tác hiệu quả
cần phải xây dựng được sự tin tưởng giữa các thành
viên với nhau.
Thứ tư,
gia tăng truyền thông đa chiều giữa các cấp
độ từ trên xuống, từ dưới lên và truyền thông ngang
giúp các thành viên trong DN hiểu biết những hoạt
động đang diễn ra trong nội bộ, giúp họ nhìn thấy mối
quan hệ tương hỗ giữa các mục tiêu của cá nhân, bộ
phận mình, qua đó hiểu được làm thế nào để đạt được
mục tiêu chung, tăng tính tương tác, giúp cải tiến sự
gắn bó, yêu thích công việc và làm việc hiệu quả của
mỗi nhân viên. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhân
viên tham gia vào hoạt động truyền thông nội bộ một
cách chủ động và liên tục.
Tài liệu thamkhảo:
1. AdrianCropleyOAM,FRSA,ABC(2016),ChangeManagementasacorecompetency
for Communication Professionals;
2.Wendy R. Boswell & Julie B. Olson-Buchanan (2007), The Use of Communication
TechnologiesAfterHours:TheRoleofWorkAttitudesandWork-LifeConflict,Journal
of Management 33(4), pp.592-610;
3. Stewart Clegg, Martin Kornberger and Tyrone Pitsis Managing and Organizations
(2005), An Introduction to Theory and Practice, Sage;
4. Richard R. Dolphin (2005), Internal Communications: Today’s Strategic Imperative,
Journal of Marketing Communications Volume 11(3), pp. 171-190.
1...,119,120,121,122,123,124,125,126,127,128 130,131,132,133,134,135,136,137,138,139,...145
Powered by FlippingBook