TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 13

12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
trọng đó đã tạo điều kiện giúp khu vực KTTN ơ nước
ta từng bước phát triển cả về lượng và chất. Cụ thể,
KTTN đã phát triển trên nhiều phương diện, được
tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các
thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các
yếu tố sản xuất và các loại thị trường; Hiệu quả, sức
cạnh tranh dần được nâng lên; Hoạt động đa dạng ở
hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền. KTTN
(bao gồm cả kinh tế cá thể) liên tục duy trì tốc độ tăng
trưởng khá, đóng góp 39,21% GDP so với 28,7% của
khu vực kinh tế nhà nước, 18,07% của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài và 4,04% của khu vực kinh tế tập
thể. KTTN thu hút khoảng 85% lực lượng lao động
của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động
các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực tư nhân
tốt hơn so với các thành phần kinh tế khác, cao hơn
1,2 lần so với mức bình quân của nền kinh tế và hơn
1,9 lần so với khu vực Nhà nước.
Đến nay, nước ta bước đầu đã hình thành được
một số tập đoàn KTTN có quy mô lớn, hoạt động
đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế. Đội ngũ doanh nhân ngày
càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu
chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh
doanh và quản trị DN. Trách nhiệm xã hội của DN,
đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần
được nâng lên…
Tuy nhiên, dù đã khẳng được vị trí, vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, song khu vực KTTN hiện
nay đang bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, chưa
đáp ứng được vai trò là một
động lực quan trọng của nền
kinh tế. Tốc độ tăng trưởng
của KTTN có xu hướng
giảm trong những năm gần
đây. Giai đoạn 2003-2010 là
11,93%/năm, giai đoạn 2011-
2015 chỉ còn 7,54%/năm.
KTTN có quy mô nhỏ, chủ
yếu vẫn là kinh tế hộ kinh
doanh; Trình độ công nghệ,
trình độ quản trị, năng lực
tài chính, chất lượng sản
phẩm và sức cạnh tranh
thấp. Đại bộ phận các DN
Việt Nam có quy mô nhỏ
và siêu nhỏ. Cơ cấu ngành
nghề của KTTN còn bất hợp
Tại Đại hội X (2006), Nghị quyết của Đảng nêu rõ:
“Trên cơ sở ba chế độ sở hữu, hình thành nhiều hình
thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, KTTN (cá thể, tiểu chủ,
tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài… KTTN có vai trò quan
trọng là một trong những động lực của nền kinh tế”.
Như vậy, lần đầu tiên, KTTN được xác định chính
thức với tư cách là một thành phần kinh tế được
khuyến khích phát triển và vấn đề đảng viên làm
KTTN được Đảng ta chính thức đưa ra trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Đến Đại
hội XI (2011), Đảng ta xác định phải “hoàn thiện cơ
chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành
một trong những động lực của nền kinh tế”.
Đặc biệt, tại Đại hội XII (2016), Nghị quyết của
Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, KTTN là một động lực quan
trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo
pháp luật”. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII nêu quan điểm chỉ đạo: “KTTN là một
động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể cùng với KTTN là nòng
cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển
nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao
cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng
góp trong GDP”.
Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta
Những thay đổi về tư duy và nhận thức quan
BẢNG 1: VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
STT
Vai trò
1
Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế nước ta trở nên đa dạng hơn, từ
đó làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các vùng, các ngành
trong cả nước
2
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các
nguồn lực của địa phương, tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng, tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế,
văn hóa giữa các vùng, miền
3
Tạo công ăn việc làm và thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động, từ lao động thủ
công đến lao động chất lượng cao ở tất cả mọi vùng, miền của đất nước, ở tất cả mọi
tầng lớp dân cư... Đào tạo nên đội ngũ lao động mới có kỹ năng và tác phong công
nghiệp cho thị trường lao động
4
Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thúc đẩy chuyển giao công
nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý thông qua hình thức
liên doanh, liên kết với nước ngoài
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...145
Powered by FlippingBook