TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 135

134
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
lập như mô hình
nghiên cứu điều
chỉnh. Kết quả phân
tích cho thấy, bộ dữ
liệu đã giải thích
được 39,40% sự
biến thiên của biến
phụ thuộc đối với
các biến độc lập của
mô hình. Điều này
cho thấy, bộ dữ liệu
đã giải thích được
39,40% mức độ ảnh
hưởng của các biến
độc lập đối với biến
phụ thuộc, chỉ số
thống kê F = 37.120
ở mức ý nghĩa Sig.
= 0,000. Các kiểm
định giả thuyết hồi
quy cổ định, như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi,
tính phân phối chuẩn của phần dư… đều được thỏa
mãn, như vậy mô hình có thể sử dụng tốt.
Ngoại trừ yếu tố giá cả dịch vụ, các biến giải thích
(độc lập) trong mô hình đều có dấu như dự đoán và có
ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Những yếu tố có
hệ số hồi quy mang dấu dương hàm ý rằng, nếu như
các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêmmột điểm của
biến độc lập trong thang đo Likert 7 điểm sẽ làm tăng
chất lượng dịch vụ điểm đến lên B đơn vị (với B là hệ
số hồi quy). Ngược lại, với những yếu tố có hệ số hồi
quymang dấu âm (-) thì khi tăng 1 điểm trong thang đo
Likert 7 điểm của biến độc lập, sẽ làm giảm chất lượng
dịch vụ điểm đến xuống B đơn vị (với B là hệ số hồi
qui). Kết quả phân tích được thể hiện qua Bảng 2.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, trong 6 yếu
tố phân tích có 5 yếu tố là có tác động thực sự đến
chất lượng điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận
và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, bao gồm:
Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành và
giải trí; Con người và văn hóa bản địa; Sự hấp dẫn
của điểm đến du lịch biển Ninh Thuận; Cảnh quan
biển Ninh Thuận; Hệ thống giao thông và sự an
toàn. Trong khi đó, yếu tố giá cả chưa có tác động
rõ ràng đến chất lượng điểm đến du lịch biển của
Ninh Thuận.
Kết quảmô hình đã chỉ ra các yếu tố có tác động đến
chất lượng điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận: (i)
Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành và giải
trí; (ii) Sự hấp dẫn của điểm đến; (iii) Con người và
văn hóa bản địa của địa phương; (iv) Cảnh quan biển;
(v) Hệ thống giao thông và sự an toàn.
BẢNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH BIỂN TỈNH NINH THUẬN
Tên biến
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t
Sig.
B Std. Error
Beta
Hằng số
-.003
.042
-.073 .942
Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn
uống, lữ hành và giải trí
.354
.042
.354
8.405 .000
Con người và văn hóa bản địa
.289
.042
.290
6.886 .000
Hệ thống giao thông và sự an toàn
.089
.042
.089
2.107 .036
Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch biển Ninh Thuận
.323
.042
.323
7.681 .000
Cảnh quan biển Ninh Thuận
.268
.042
.268
6.366 .000
Giá cả dịch vụ du lịch
-.059
.042
-.059
-1.398 .163
Chỉ số R2
0.628
Chỉ số R2 điều chỉnh
0.394
Thống kê F
37.12
Kiểm định D.W
1.937
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số
gợi ý chính sách đến các cơ quan hữu quan:
-
Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ lưu trú,
ăn uống, lữ hành và giải trí tại các điểm du lịch biển
của tỉnh Ninh Thuận.
-
Tu bổ chỉnh trang các cảnh quan du lịch biển
để tạo ra cảnh quan đẹp, tạo ra sự hấp dẫn cho các
điểm đến du lịch biển Ninh Thuận.
-
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa đặc
sắc của người dân Ninh Thuận; Quan tâm đầu tư hơn
nữa trong việc nâng cao chất lượng và phát triển các sản
phẩm du lịch văn hóa truyền thống của địa phương.
-
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông tại
các điểm du lịch biển của Ninh Thuận.
-
Xây dựng các phương án đảm bảo an toàn cho
du khách tại điểm du lịch biển.
Tài liệu tham khảo:
1. Lưu Thanh Đức Hải (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên
địa bàn Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, tr.231 – 241;
2. Nguyễn Văn Mạnh, Lê Chí Công (2013), “Chất lượng điểm đến: Nghiên cứu
so sánh giữa hai thành phố du lịch biển Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh
tế, số 269, tr. 2- 10;
3. Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Văn Đậm (2015), “Đánh giá chất lượng dịch vụ điểm đến
du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 40, tr.11–18;
4. Alvin Hung-Chih Yu, Duarte Morais, and Garry Chick (2005), Service quality
in tourism: a case study of the 2001 study tour of Taiwan (Proceedings of the
2005), Northeastern Recreation Research Symposium;
5. Baker, D. A., & Crompton, J. L. (2000). “Quality, satisfaction and behavioral
intentions. Annals of tourismresearch”, 27(3), p. 785-804.
1...,125,126,127,128,129,130,131,132,133,134 136,137,138,139,140,141,142,143,144,...145
Powered by FlippingBook