TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 137

136
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho triển khai các dự
án XDCB. Tuy nhiên, mật độ dân số cao cũng dẫn đến
nhu cầu về các công trình XDCB nhất là kết cấu hạ
tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông. Điều đó
cũng tạo ra những áp lực nhất định cho công tác quản
lý nhà nước về đầu tư XDCB, nhất là công tác lập quy
hoạch, kế hoạch xây dựng bản của TP. Hà Nội.
Hai là, tình hình kinh tế - xã hội:
Với tinh thần ưu tiên
thúc đẩy, hạ tầng “phải đi trước một bước”, sau 9 năm
mở rộng địa giới hành chính, hệ thống quy hoạch của
thành phố đã cơ bản được hoàn thiện. Sau Quy hoạch
chung, Hà Nội cũng đã tiến hành triển khai hàng loạt
quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phân khu trên
địa bàn... Trong đó, quy hoạch giao thông vận tải TP.
Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được công bố
năm trước. Từ đó, hệ thống hạ tầng giao thông từng
bước được hoàn thiện với các tuyến đường vành đai,
các đường trục hướng tâm, các tuyến đường cao tốc
và những cây cầu... Bộ mặt đô thị chuyển biến không
ngừng với hàng loạt công trình, dự án lớn; chất lượng
đô thị không ngừng được nâng lên. Hà Nội không chỉ
rộng mà thực sự lớn mạnh và hiện đại.
Đặc biệt, khu vực ngoại thành, nông thôn luôn nhận
được sự ưu tiên đặc biệt sau ngày mở rộng. Chỉ tính
riêng năm 2017, tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư cho
chương trình xây dựng nông thôn mới tại các huyện,
thị xã là gần trên 6.000 tỷ đồng. Tỷ lệ xã có đường ô tô
đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn
và liên thôn được bê tông hóa đạt trên 95%. 100% số xã
có trạm y tế, có bác sĩ và nhiều xã đạt chuẩn quốc gia
về y tế... Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn
tiếp tục tăng lên, hiện ở mức gần trên 35 triệu đồng,
tăng gấp nhiều lần so với năm2008 và Thành phố đang
phấn đấu đạt con số 49 triệu đồng/năm vào năm 2020.
Đến nay, toàn Thành phố có 256/386 xã được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66,06%. Trong
số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 – 18
tiêu chí, còn 38 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 14 tiêu chí.
TP. Hà Nội đã có huyện Đan Phượng, ĐôngAnh được
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn
mới và 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức cũng đang trình
Chính phủ công nhận.
Có thể nói, sau 9 nămmở rộng, Hà Nội đã phát huy
khá tốt những nguồn lực mới, đáp ứng yêu cầu phát
triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, Hà Nội đang
trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nên những hệ lụy,
khó khăn, thử thách nảy sinh là khó tránh khỏi.
Hiện tại, Hà Nội đang phải đối mặt với những vấn
đề như: Sự phát triển không đều về kinh tế xã hội giữa
nội thành và ngoại thành, giữa thành thị và nông thôn,
mất cân đối trong phát triển đô thị. Phát triển hạ tầng
xã hội không theo kịp sự phát triển của nhà ở và dân
cư, quỹ đất nội thành hạn chế, công tác giải phóng mặt
bằng khó khăn, chi phí đầu tư cho dự án XDCB lớn;
ùn tắc giao thông, ô nhiễmmôi trường... tạo nên áp lực
nhất định đối với công tác quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB của TP. Hà Nội.
Ba là, kinh tế thị trường:
Có thể thấy, kinh tế thị
trường tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở TP. Hà Nội một cách toàn diện cả về mục
đích, nội dung, công cụ quản lý và nhân lực quản lý.
Trong hoạt động đầu tư XDCB, thị trường đóng vai
trò định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế,
tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và
lành mạnh trong lĩnh vực đầu tư XDCB; Thị trường
cũng đóng vai trò chủ yếu trong huy động các nguồn
lực, động lực chủ yếu giải phóng sức sản xuất trong
lĩnh vực đầu tư XDCB. Do vậy, các cơ quan nhà nước
trong lĩnh vực đầu tư XDCB phải bảo đảm cho các chủ
thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật.
Kinh tế thị trường cũng có tác động trái phiếu,
làm nảy sinh những tiêu cực trong hoạt động đầu
tư XDCB, trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB.
Cho nên, công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
ở TP. Hà Nội cũng phải chú trọng đấu tranh phòng,
chống tiêu cực.
Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi cơ quan, đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB của TP. Hà Nội nâng cao phẩm
chất, năng lực công tác, đáp ứng sự vận động của kinh
tế thị trường.
Bốn là, hội nhập quốc tế:
Nước ta mở rộng hội nhập
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa nên các ngành,
lĩnh vực kinh tế, trong đó bao gồm cả lĩnh vực đầu tư
XDCB chịu sự tác động mạnh mẽ của hội nhập quốc
tế. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, đã có sự tham gia của
các đối tác nước ngoài; Hình thành sự liên kết quốc
tế trong đầu tư XDCB; Sử dụng các chuyên gia, đối
tác nước ngoài trong tư vấn thiết kế công trình XDCB,
thẩm định, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các
dự án đầu tư đầu tư XDCB và đánh giá chất lượng các
công trình XDCB...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công tác quản lý
Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, thị
trường đóng vai trò định hướng, xây dựng,
hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường
cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lànhmạnh
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; đồng
thời, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong
huy động các nguồn lực, động lực chủ yếu giải
phóng sức sản xuất.
1...,127,128,129,130,131,132,133,134,135,136 138,139,140,141,142,143,144,145
Powered by FlippingBook